Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tỷ giá ‘ngược dòng’

Tỷ giá liên ngân hàng công bố ngày 16/2 giảm tiếp 5 đồng xuống còn 20.698 đồng. Trong khi đó, giá đôla giao dịch thực tế của các nhà băng vẫn tiếp tục tăng.

Trong sáng nay, tỷ giá liên ngân hàng tiếp tục giảm 5 đồng nhưng giá giao dịch thực tế tại một ngân hàng lớn đã lên tới 21.340 đồng (tăng khoảng 90 đồng so với 15/2). Tuy nhiên, vào đầu giờ chiều, giá giao dịch tại nhà băng này đã giảm còn 21.280 đồng.

Nguồn tin từ một chuyên viên kinh doanh tiền tệ cho biết, ngày 15/2, giá đôla giao dịch thực tế tại một số ngân hàng tăng lên 21.250 đồng vào buổi chiều (tăng 100 đồng so với hôm trước đó). Tuy nhiên, tỷ giá liên ngân hàng được công bố lại giảm 10 đồng vào đầu ngày.

Theo tìm hiểu của phóng viên trong thời gian gần đây, giá giao dịch đôla thực tế giữa các ngân hàng khác nhau với mức chênh lệch khá lớn. Nếu như vào thời điểm bình thường, mức chênh lệch chỉ khoảng 5 đồng cho một đôla thì hiện giờ dao động 30 -50 đồng.

Lãnh đạo một ngân hàng lớn tại TP HCM cho biết, vào thời điểm hiện nay, thị trường ngoại tệ đang rất cần tín hiệu phát đi từ phía Ngân hàng Nhà nước để ổn định tâm lý, tránh kỳ vọng tăng giá của đôla. “Nếu để tình trạng này tiếp diễn thì tình trạng găm giữ ngoại tệ có khả năng quay trở lại”, ông này nhận định.

Trong khi đó, một quan chức của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, thời điểm này rất cần sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước với việc bán ra một lượng ngoại tệ nhất định nhằm ổn định tâm lý cho thị trường. “Việc can thiệp trực tiếp sẽ giúp cho những thành viên của thị trường ngoại tệ tin tưởng hơn vào định hướng điều hành tỷ giá của cơ quan quản lý và tâm lý găm giữ sẽ giảm”, ông này nhận định.

Vị chuyên gia kinh tế này cho rằng, điều hành tỷ giá trong giai đoạn Việt Nam vẫn tiếp tục nhập siêu như hiện nay là không đơn giản. Tuy nhiên, nếu cứ để yếu tố tâm lý đè nặng lên thị trường thì áp lực tiếp tục tăng tỷ giá sẽ khó tránh khỏi.

Trong khi đó, nguồn tin có thẩm quyền từ Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra bình luận gì về những diễn biến trên thị trường ngoại tệ. Vị lãnh đạo này cho rằng, cơ quan quản lý sẽ đáp ứng các nhu cầu cấp thiết và hợp lý nhất.

(VnExpress)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Có thể giảm lãi suất, ổn định tỉ giá
  • Lãi suất qua đêm giảm xuống gần 11,5%
  • Chính sách tiền tệ: Chỉnh tỉ giá, lợi và hại!
  • USD tự do tăng vọt lên 21.900 đồng
  • Bản tin thị trường tiền tệ ngày 16/2
  • Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giảm nhẹ
  • USD tăng 9,3%: Hiệu ứng và những vấn đề đặt ra
  • USD tự do lên sát 21.800 đồng kéo vàng vượt 36,4 triệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!