Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

USD mất khoảng 10% giá trị so với hầu hết các đồng tiền chính khác

 I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NGÀY HÔM TRƯỚC

Trong 2 tháng trở lại đây, thị trường được chứng kiến sự trượt giá nặng nề của đồng USD và hôm qua cũng không ngoại lệ, đồng USD giảm xuống mức thấp kỷ lục so với các đồng EUR, GBP và AUD. Kể từ sau ngày đạt đỉnh của chỉ số đồng USD hôm 8/6, “bạc xanh” đã bốc hơi gần 10% sức mạnh trong quan hệ so sánh với các đồng tiền chủ chốt khác, ngoại trừ đồng CAD và JPY. Các thông tin kinh tế Mỹ đầy thất vọng cùng với tỷ suất sinh lợi thấp mang lại từ các trái phiếu chính phủ Mỹ trong khi tình hình khủng hoảng nợ ở Châu Âu được xoa dịu là những áp lực chính lên đồng tiền đại diện cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo Viện Quản lý nguồn cung (ISM) công bố, chỉ số của lĩnh vực sản xuất Mỹ trong tháng 7 giảm xuống 55,5 từ mức 56,2 của tháng trước đó, nhưng cao hơn so với dự báo của giới chuyên gia. Mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng. Chỉ số lao động và giá thuê nhân công trong ngành chế tạo công bố bởi viện ISM tăng cho thấy các doanh nghiệp đã tăng thuê thêm lao động, đồng thời chỉ ra nhân tố lạm phát tăng qua giá cả lao động tăng.

Thêm vào đó, việc Chính phủ Mỹ công bố chi tiêu xây dựng tháng 6 bất ngờ tăng 0,1%, trái ngược với dự báo giảm 0,5% của giới chuyên gia, cũng giúp nhà đầu tư bớt lo lắng về đà phục hồi kinh tế sau tin tức hồi cuối tuần trước cho biết GDP quý 2 của Mỹ chỉ tăng trưởng 2,4%.

Đồng EUR tăng giá mạnh so với USD nhờ vào thông tin tích cực về chỉ số sức mua nhà sản xuất (PMI). Theo công bố, chỉ số PMI ngành chế tạo khu vực Eurozone tăng từ 55.6 điểm lên mức 56.7 điểm, cao nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích chỉ số PMI tốt chưa phải là cơ sở vững chắc để kết luận nền kinh tế Eurozone đã hoàn toàn lấy lại phong độ. Bởi khi phân tích kết quả PMI cho thấy, ngoài các thành viên lớn: Đức, Ý và Tây ban Nha có sự mở rộng trong sản lượng sản xuất, ngành sản xuất chế tạo của Pháp và Hy Lạp lại có dấu hiệu đi lùi. Điều này cho thấy sự tăng trưởng không đồng bộ giữa các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu.

Nổi bật nhất trên thị trường ngoại hối hôm qua là đồng GBP, tăng hơn 1% so với đồng USD, đóng cửa ở mức 1.5887USD/GBP so với mức 1.5724 mở cửa đầu ngày. Chỉ số PMI ngành chế tạo công bố tốt, cùng kết quả lợi nhuận khả quan của HSBC là những lực hỗ trợ giúp đồng GBP leo lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng so với USD, 1.5920.

Giá vàng hôm qua giao dịch trong biên độ $1,174.50 - $1,190.40/ounce trước khi lùi về đóng cửa ở mức $1,180.9/ounce cuối ngày giao dịch. Chỉ số DXY đo lường sức khỏe của đồng USD trong rổ tiền tệ gồm 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0.78% xuống còn $80.90. Đồng USD giảm giá thường xem là nhân tố thuận lợi cho các hàng hóa định giá bằng USD, trong đó có vàng. Các nhà phân tích nhận định ngày hôm qua tâm lý nhà đầu tư có sự do dự giữa vàng và chứng khoán khi các thông tin kinh tế tích cực từ Châu Âu cùng kết quả lợi nhuận khả quan của các ngân hàng HSBC, PNB Paribas đẩy tâm lý thích rủi ro lên cao. Giá vàng tăng cao trên mốc $1,190.4/Ounce lý giải là nhờ lực mua kỷ thuật tăng cao và các tay săn vàng giá rẻ tăng gom mua vàng, song sau đó, khi chỉ số công nghệ Dow Jones tăng mạnh vượt mốc 10.650 điểm, giới đầu tư nhanh chóng chuyển hứơng sang chứng khoán, khiến vàng có thêm một ngày giảm giá nhẹ khoảng 0.05% giá trị.

Tháng 7 vừa qua, vàng đã giảm giá mạnh vì khủng hoảng nợ châu Âu tạm lắng và triển vọng lạm phát của kinh tế thế giới ở mức thấp. Những dự báo đối với giá vàng trong dài hạn vẫn khá ảm đạm vì giá kim loại này mới đây đã xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật then chốt 1.175 USD/oz.

II. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TRONG NGÀY

Tính đến thời điểm này, đồng đô la Mỹ đã mất khoảng 10% giá trị so với hầu hết các đồng tiền chính khác sau khi lên đến đỉnh điểm vào ngày 08/06 bởi các chỉ số kinh tế cho thấy một sự phục hồi chậm chạp của cường quốc này. Thậm chí cựu Chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ, Alan Greenspan, còn cảnh báo rằng nền kinh tế Mỹ có thể lâm vào một cuộc suy thoái kép. Đối diện với khó khăn hiện tại, Ông Ben S. Bernanke cho hay chính phủ Mỹ đang thực thi chính sách tiền tệ hỗ trợ mạnh mẽ cho tiến trình khôi phục nền kinh tế, ngăn chặn sự giảm sâu hơn nữa của đồng bạc xanh, trong đó, việc FED duy trì mức lãi suất gần như bằng 0 thêm một thời gian nữa là một trong số các giải pháp đề ra. Hiệu quả của nó tới nền kinh tế như thế nào sẽ được thị trường kiểm chứng qua biến động của đồng đôla. Hôm nay, có khá nhiều thông tin quan trọng đến từ Mỹ như chi tiêu tiêu dùng cá nhân, thu nhập các nhân, doanh số nhà chờ bán tháng 6… , hy vọng những dữ liệu kinh tế này sẽ mang lại cho đồng USD một diện mạo mới.

Cùng ngày, Ngân hàng trung ương Úc sẽ đưa ra quyết định lãi suất cơ bản, sau khi áp lực lạm phát bất ngờ giảm trong quý 2 cùng với dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu xuất hiện thì nhiều khả năng các nhà hoạch định chính sách nước này sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất 4.5% như hiện nay.

Khủng hoảng nợ Châu Âu đã không còn là tâm điểm chú ý của thị trường, giờ đây nền kinh tế các nước trong khu vực dang dần trở lại trạng thái cân bằng, tập trung nguồn lực vực dậy nền kinh tế. Báo cáo gần đây cho thấy một sự tăng trưởng trong sản xuất của Đức, Ý, Tây Ban Nha, song song đó là các chỉ số kinh tế khá lạc quan của toàn khu vực, củng cố niềm tin của thị trường vào triển vọng kinh tế trong tương lai, đồng thời là lực nâng đỡ đồng EUR tiếp tục tiến lên trong ngày.

Chuyển sang thị trường hàng hóa, mặc dù một bộ phận giới đầu chuyển sang nắm giữ EUR nhưng sức hút của vàng vẫn không suy giảm qúa mạnh bởi vai trò hầm trú ẩn an toàn trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dự đoán giá vàng tăng trong ngày.

(scb)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!