Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

USD và Yen suy yếu

USD và yen giảm so với hầu hết các ngoại tệ mạnh khác, euro tăng trở lại sau việc đấu giá trái phiếu của Ireland và Tây Ban Nha được thực hiện thành công.

Đồng yên suy yếu do các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đang nỗ lực hạ tỉ giá sau mức tăng 9% so với đôla trong năm nay. So với euro, yên mất giá 0,7% xuống mức một euro ăn 110,19 yên từ mức 109,44 yên/euro ngày trước đó. So với đô la, yên giảm 0,3% xuống 85,53 yên ăn một USD, từ mức 85,32 USD ngày thứ hai. Ngày 11/8 , tỷ giá này đô la trên yên là 84,73, mức mạnh nhất kể từ 1995.
 
Các nhà lập pháp đảng cầm quyền Nhật Bản tuần trước đã thúc giục Thủ tướng Naoto Kan xem xét việc can thiệp vào thị trường tiền tệ, lần đầu tiên kể từ tháng 3/2004, vào thời điểm một đôla Mỹ ăn 109 yên Nhật. Có ý kiến dự đóan đồng yên có thể sẽ tăng giá từ 5 đến 7% so với với đồng đôla vào cuối năm nay.
 
Tiền tệ Mỹ giảm so euro 5%, ứng với 1 euro ăn 1,2885 USD từ mức 1,2827 USD/euro.
 
Tháng bảy, Tây Ban Nha đã bán 5,5 tỷ euro tương đương với 7,1 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn từ 12-18 năm. Ireland bán 1 tỷ euro trái phiếu lãi suất 5% đáo hạn vào tháng 10/2020 ở mức 5,386% thấp hơn lãi suất 5,537%  bán trong tháng trước. Cả hai quốc gia này đều đang nỗ lực kiểm soát việc thâm hụt ngân sách nhà nước.
 
Đôla Canada cũng tăng so với 16 đồng tiền của các đối tác giao dịch mua bán khác. Đồng đôla Canada đã tăng 1,1% so với đôla Mỹ, tỷ giá 1,0322 C$ ăn 1 USD. Dầu thô, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của quốc gia này cũng đã tăng lần đầu tiên trong 6 ngày vừa qua.
 
Đô la Úc tăng 0,8% lên mức 90,51 đôla Úc ăn 1 cent đôla Mỹ.
 
Đồng bảng Anh và franc Thụy Sĩ giảm mạnh nhất trong các loại tiền tệ lớn. Bảng Anh mất giá 1% so với euro còn 82,68  pence/euro và giảm 5% so với đôla Mỹ, giao dịch tại mức 1,5586 USD/GBP. Franc Thụy Sĩ giảm 0,8% xuống 1,3444 franc/euro.
 
Tương quan giữa các đồng tiền và những loại tài sản khác vẫn cao, theo nhận định của HSBC Holdings Plc.
 
Dầu thô giao tháng 9 tăng 1,9% đạt mức 76,63 USD/ thùng tại sàn New York. Chỉ số Reuters-Jefferies CRB của 19  loại hàng hóa tăng 0,8%.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • BẢN TIN TƯ VẤN TIỀN TỆ NGÀY 18/08/2010
  • Nâng tỷ giá để giảm nhập siêu
  • Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank 18/8/2010
  • “Đô” lên, doanh nghiệp than khó
  • Chưa thể hạ lãi suất xuống thấp hơn
  • Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank 16/8/2010
  • Đôla tự do bỏ xa giá ngân hàng
  • Lãi vay tiền đồng chững lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!