Người dân gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) chi nhánh TPHCM. Ảnh: H.THÚY
Sửa luật để bảo vệ lợi ích của ai?
Luật NHNN hiện hành quy định: “Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”. Bộ Luật Dân sự quy định mức trần lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, việc cho vay vượt trần lãi suất cơ bản diễn ra khá phổ biến, đặt các ngân hàng thương mại trước nguy cơ bất lợi lớn về mặt pháp lý: Nếu người đi vay khởi kiện thì các hợp đồng vay này sẽ bị tòa án tuyên vô hiệu. Hậu quả, các ngân hàng thương mại sẽ không nhận được phần lãi theo thỏa thuận. “Để giải quyết, thay vì phải xử lý các tổ chức vi phạm và làm bình ổn thị trường lãi suất thì NHNN lại ra tay cứu các tổ chức tín dụng”- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga phản ứng.
Bà Nga liệt kê: Từ năm 2006-2008, NHNN có tới 4 lần đề nghị Ủy ban Thường vụ QH ra nghị quyết cho phép các tổ chức tín dụng không bị điều chỉnh bởi quy định về trần lãi suất. “Việc kiên trì đề nghị sửa đổi luật như vậy là nhằm bảo vệ cho lợi ích của ai? Của Nhà nước, của nhân dân hay của các tổ chức tín dụng?” – bà Nga đặt vấn đề. Theo bà Nga, việc bỏ lãi suất cơ bản có thể dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất huy động và lãi suất cho vay, gây rối loạn thị trường, đẩy người dân và doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao, góp phần làm mất giá đồng VN. Không kiểm soát được tình trạng cho vay lãi nặng của các tổ chức tín dụng và trong dân cư. Vô hiệu hóa tới6 điều của Bộ Luật Dân sự, một điều của Bộ Luật Hình sự và đẩy hoạt động của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án vào bế tắc vì không còn căn cứ để giải quyết, đặc biệt là bế tắc trong giải quyết các vụ án dân sự. “Vì thế, Chính phủ phải giải trình việc bỏ quy định về lãi suất cơ bản sẽ được, mất gì cho nền kinh tế” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH yêu cầu.
Không bình đẳng
Sự phân tích cặn kẽ của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã nhận được sự đồng tình của các ĐB đăng đàn sau đó. ĐB Vũ Viết Ngoạn, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng VCB, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, cho rằng NHNN phải công bố lại lãi suất để điều hành thị trường tiền tệ, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng quy định lãi suất của mình áp dụng trong quan hệ với khách hàng, qua đó để NHNN thực thi chính sách tiền tệ. Với tư cách là Ngân hàng Trung ương, NHNN phải có trách nhiệm giám sát, kiểm soát hệ thống lãi suất của các tổ chức tín dụng để bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, hài hòa giữa lợi ích của tổ chức tín dụng và khách hàng, hài hòa lợi ích của người gửi tiền và người cho vay, điều chỉnh các quan hệ dân sự khác.
Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng phân tích thêm: “Cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản là cho vay lãi nặng. Trong khi các tổ chức tín dụng không bị xử lý thì các thành phần khác lại bị xử lý hình sự là trái với nguyên tắc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
(Theo Thái An // Nguoilaodong Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com