Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam và Nhật Bản hưởng lợi khi Nhân dân tệ tăng giá

Việc Trung Quốc nâng giá Nhân dân tệ sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ bằng các nước đang đứng ngoài cuộc chiến tranh tiền tệ Mỹ-Trung.

Trong nhiều năm qua, Mỹ là quốc gia thúc đẩy Trung Quốc mạnh mẽ nhất trong việc nâng giá đồng Nhân dân tệ, như một phần trong nỗ lực giải quyết thâm hụt thương mại liên tục với Trung Quốc.

Mỹ có thể gặp bất lợi nếu Nhân dân tệ tăng giá quá nhanh

Nhưng thực tế, Nhân dân tệ tăng giá lại không phải là một tin tốt hoàn toàn cho Mỹ. Người hưởng lợi nhất khi đồng Nhân dân tệ tăng giá, không phải Trung Quốc hay Mỹ, mà đó chính là những nền  kinh tế mới nổi khác, đang cạnh tranh với Trung Quốc để trở thành một trung tâm sản xuất với chi phí thấp.

Minh họa (IE)

Trong thời gian gần đây, việc đồng Nhân dân tệ tăng giá so với USD, cũng với việc mức lương của người lao động tăng, lạm phát leo thang ở Trung Quốc, đang bắt đầu đẩy các ngành công nghiệp xuất khẩu cơ bản di chuyển khỏi Trung Quốc. Các doanh nghiệp đang chuyển sang những nước có chi phí thấp hơn và tỷ giá hối đoái không đe dọa tới khả năng xuất khẩu.

Nhân dân tệ tăng giá có thể giúp giảm thặng dư giữa Trung Quốc và Mỹ bằng cách giảm lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ. Tuy nhiên, tác động tổng thể của nó về mặt thương mại đối với Mỹ có thể không phải là điều tốt.

Ông David Carbon, giám đốc nghiên cứu kinh tế và tiền tệ của DBS Bank tại Singapore nói rằng, việc tăng giá Nhân dân tệ quá nhanh có thể gây tổn thương cho chính các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Nhân dân tệ tăng giá, hàng hóa Trung Quốc tại Mỹ tăng giá, người Mỹ sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Ông Carbon cho biết, việc di cư của các thị trường xuất khẩu chi phí thấp đã diễn ra kể từ Thế chiến II và sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài. Nó bắt đầu ở Nhật Bản, sau đó chuyển đến Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và cuối cùng là Trung Quốc. Nhưng xu hướng sắp tới, Trung Quốc sẽ bị bỏ lại phía sau, và thị trường xuất khẩu chi phí thấp có thể là Ấn Độ và Việt Nam.

Nhật Bản và Việt Nam - "ngư ông đắc lợi"

Việt Nam rõ ràng là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ sự nâng giá của đồng Nhân dân tệ và sự giảm giá của VND.

Trong năm qua, Nhân dân tệ đã tăng giá khoảng 14% so với VND. Ông Tim Condon, kinh tế trưởng khu vực châu Á của ING Groep NV cho biết, có những ngành công nghiệp đang lụi tàn tại Trung Quốc nhưng lại chuẩn bị bùng nổ ở Việt Nam. Các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may là một trong những ngành có khả năng di chuyển nhiều nhất.

Nhật Bản cũng có thể có lợi từ sự nâng giá đồng Nhân dân tệ, theo một cách khác với Việt Nam. Nhật Bản phát triển mạnh ngành sản xuất công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn như xe hybrid và các chuyên gia về thiết bị, lĩnh vực mà Trung Quốc chưa phải là đối thủ trực tiếp.

Vì vậy, khi đồng Nhân dân tệ tăng giá, lợi ích lớn nhất mà Nhật Bản có được là tăng khả năng cạnh tranh với Trung Quốc trong hoạt động xuất khẩu ra phần còn lại của thế giới.

Trong khi đồng Nhân dân tệ tăng khoảng 5% so với USD kể từ cuối tháng 6/2010, thì nó cũng giảm khoảng 5% so với đồng Yên. Tuy nhiên, tình trạng này có thể thay đổi sau thảm họa động đất hồi tháng 3. Chính phủ Nhật Bản sẽ không để đồng Yên tiếp tục tăng giá trong bối cảnh hiện tại để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, khôi phục kinh tế đất nước. Nếu Nhân dân tệ tiếp tục tăng giá so với USD, nó cũng sẽ dần tăng giá so với đồng Yên.

Điều đó sẽ giúp giá hàng hóa Nhật Bản tại Trung Quốc rẻ hơn, cho phép Nhật Bản trở lại thặng dư thương mại 49,6 tỷ USD mà nước này đã đạt được với Trung Quốc vào năm ngoái. Sự gia tăng xuất khẩu của Nhật Bản đối với Trung Quốc sẽ bù đắp được các ảnh hưởng có hại tới nền kinh tế Nhật Bản do việc đồng Yên tăng giá so với đồng USD.

Tuyết Mai (theo BeeNet/DVT/ WSJ)

 

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 08/06/2011
  • Giảm tiếp 5 đồng, tỷ giá liên ngân hàng xuống 20.623 đồng/USD
  • Đồng USD tăng giá so với đồng yen Nhật ở châu Á
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 07/06/2011
  • Đồng yên giữ ở mức cao do nhu cầu trú ẩn an toàn của nhà đầu tư
  • Giá mua USD tự do thấp hơn ngân hàng đến 80 đồng/USD
  • Lãi suất chứng chỉ tiền gửi vàng lên tới 2,3%/năm
  • Tỷ giá USD/VND cuối năm sẽ ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!