Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xu hướng thị trường mua theo tin đồn

1. Xu hướng mua theo tin đồn, bán theo tin công bố khiến đồng USD sụt giảm.

Bất chấp tin về doanh số bán lẻ công bố hôm thứ 6 vừa qua tốt, đồng USD đã trải qua 1 ngày giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt trên thị trường ngoại hối. Nguyên nhân lý giải là do xu hướng “mua theo tin đồn – bán theo tin công bố”.

Quả thực, kết quả doanh số bán lẻ tháng 2 tăng là điều mà thị trường đã dự báo bấy lâu nay sau khi tin về thị trường việc làm Mỹ có sự chuyển sắc, vì vậy, kết quả tăng 0.8% của doanh số bán lẻ (loại trừ doanh số bán ô tô) tháng 2 đã không mấy gây ấn tượng với giới đầu tư dù đây là mức tăng vượt xa so với con số dự báo 0.1% trước đó. Đã mua vào đồng USD trong thời gian qua do những nhận định lạc quan cho tình hình kinh doanh của các nhà bán lẻ, thì giờ đây, con số thực tế công bố công bố đền đáp mức kỳ vọng này là thời điểm thích hợp bán ra đồng USD, đây là 1 chiến lược đầu tư vẫn thường thấy trong cuộc chơi của các nhà đầu cơ. Theo kết quả công bố, doanh số bán lẻ thay vì giảm 1% như dự đoán của các nhà kinh tế do ảnh hưởng của các cơn bão vùng Tây Bắc, đã ngoạn mục tăng 0.3% trong tháng 2. Các nhà kinh tế đánh giá xu hướng gia tăng chi tiêu cho việc hưởng thụ các bữa ăn bên ngoài, cho việc nâng cấp các thiết bị điện gia dụng là một xu hướng tốt cho sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động cũng được hồi phục. Vào hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 6/3/2010 đã giảm 6.000, xuống 462.000 người, từ mức 468.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 27/2/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,56 triệu. Và chính những tín hiệu tốt từ thị trường lao động và mức chi tiêu tiêu dùng của người dân Mỹ sẽ khiến các nhà làm chính sách của Cục dự trữ liên bang – FED sẽ cần phải cân nhắc đến việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình vào cuộc họp tuần này. Thái độ lạc quan cũng như những quan điểm thắt chặt hơn chính sách tiền tệ của FED sẽ là những chất xúc tác tốt cho đồng USD tăng giá trở lại.

2. Giá vàng tiếp tục thoái lui trước sự tăng giá của đồng EUR.

Giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục rớt mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần, tiến sát 1,100USD/Oz sau khi chốt phiên ở mức 1,101.6USD/Oz. Như vậy, đây là tuần rớt giá mạnh nhất trong gần 2 tháng qua, với mức trượt giá gần 3.5%. Theo giới phân tích, giá vàng đang ở ngưỡng hỗ trợ quan trọng bởi mô hình vai-đầu-vai đã được hình thành từ đầu tháng 2; không chỉ vậy, đây là mức giá "khá đẹp" - yếu tố tâm lý chung của thị trường khi tiếp cận những "con số đẹp". Với phiên giao dịch ngày thứ sáu, lý do khiến giá vàng rớt mạnh là bởi dòng vốn đầu tư vào thị trường này đang chuyển dần sang thị trường tiền tệ khi giới đầu tư tin tưởng hơn vào sức mạnh của các đồng tiền, đặc biệt là sự lên giá của đồng EUR.

Đây là diễn biến khá hợp lý, xuyên suốt tháng 2 cho đến đầu tháng 3, giá vàng liên tục trên xu hướng tăng khi giới đầu tư tìm kiếm "vịnh tránh bão" an toàn khi mà đồng EUR phải đấu tranh mệt mỏi với các vấn đề liên quan đến nợ quốc gia của các quốc gia thành viên, trong khi đồng USD được đánh giá cao! Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, vấn đề nợ quốc gia của Hy Lạp đã dịu lại, khiến một số nhà đầu tư trở lại thị trường tiền tệ và bán vàng ra.

Giá vàng giao tháng 4, rớt 6.5USD xuống 1,101.7USD/Oz. Giá vàng đã rớt 3.6% kể từ khi chạm đỉnh cao nhất trong 2 tháng tại 1,143.30USD/Oz hôm 3/3. Nhà phân tích của HSBC tại New York, ông James Steel cho biết các quỹ đầu tư gần đây đang điều chỉnh bớt trạng thái vàng khi thực hiện điều chỉnh kĩ thuật danh mục đầu tư của họ.

Trên thị trường năng lượng cũng chứng kiến những phiên giảm giá sau khi nhiều báo cáo kinh tế trái chiều nhau khiến giới đầu tư không chắc về nhu cầu năng lượng trong tương lai. Giá dầu thô đóng cửa ở mức 81.17 USD/thùng phiên cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 cũng giảm với mức 0.3% so với thời điểm cuối tuần trước. Bộ thương mại Mỹ cho biết doanh số bán lẻ giảm 0.3%, đúng với những gì các nhà kinh tế dự báo. Cùng lúc đó, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của ĐH Michigan tháng 3 giảm xuống còn 72.5 từ mức 73.6. Một sự gia tăng trong chi tiêu của người tiêu dùng là cần thiết cho sự phục hồi kinh tế bởi nó kéo theo các hoạt động kinh tế khác. Nếu nền kinh tế có thể phục hồi liên tục, nhu cầu về dầu sẽ được cải thiện.

Giới phân tích nhận định, để giá vàng tiếp tục giảm, cần có nhiều hơn các thông tin tích cực phát đi từ Eurozone, và các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản. Nếu không, tâm lý thị trường sẽ khó kiên định và khả năng đảo chiều tăng trở lại của giá vàng là có thể. Hiện tại, lịch công bố thông tin kinh tế của EZ và Mỹ khá yên ắng, kì vọng giá vàng sẽ điều chỉnh tăng trở lại nhưng mức tăng không lớn.

3. EUR/USD: trạng thái dư bán đạt đỉnh.


Những lo ngại xoay quanh vấn đề nợ quốc gia phát đi từ Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong thời gian vừa qua kiến nhiều nhà đầu tư thực hiện chiến lược đánh xuống đối với cặp EUR/USD. Diễn biến thị trường củng cố cho kì vọng của họ khi cặp EUR/USD liên tục mất giá từ đầu tháng 2 cho đến những ngày đầu tháng 3, đẩy trạng thái dư bán đồng EUR ở giới đầu tư đạt đỉnh. Theo báo cáo mới nhất của CFTC về các hợp đồng tương lai, số hợp đồng bán EUR tăng 11% lên mức 74,551 hợp đồng. Tuy nhiên, trong ba phiên giao dịch cuối tuần qua, cặp đồng tiền EUR/USD liên tục tăng giá và đạt được mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua. Diễn biến này của thị trường đi ngược với kì vọng của đa số nhà đầu tư trước đó, khiến họ phải liên tục mua vào đồng EUR để cắt lỗ và/hoặc để đóng trạng thái. Nhu cầu đó khiến cung thị trường không đủ sức đáp ứng đã đẩy tỉ giá EUR/USD tăng mạnh phiên cuối tuần. Ngoài ra, đồng EUR còn nhận được lực hỗ trợ tích cực từ phía Hy Lạp khi nước này đã giảm dần được thâm hụt trong vòng hai tháng vừa qua. Theo một báo cáo không chính thức từ Hy Lạp, nước này đã giảm 77% thâm hụt trong tháng 1 so với cùng kì năm trước. Báo cáo này được công bố một tuần trước cuộc họp các bộ trưởng tài chính châu Âu, và nếu đúng thì nó sẽ được các bộ trưởng xác nhận về thành công đầu tiên trong việc giảm thâm hụt. Bộ trưởng tài chính châu Âu Junker tin rằng, cho đến nay Hy lạp đã có thể “thuyết phục thị trường vốn”, nhưng ông cũng cảnh báo rằng khả năng có thêm các gói hỗ trợ nếu những báo cáo tồi tệ tiếp tục được đưa ra, mà kết quả có thể gây phức tạp cho tình hình hiện nay của các nền kinh tế trong cuộc. Các nhà phân tích cho biết, khả năng các bộ trưởng tài chính sẽ công bố một gói cho vay hỗ trợ dành cho Hy Lạp, mà điều này có thể sẽ đẩy giá trị đồng EUR tiếp tục tăng. Trong khi đó, sản lượng công nghiệp tháng 1 tại Eurozone đã tăng 1.7% so với cùng kì năm trước, mức tăng mạnh nhất trong vòng 20 năm qua. Đây là một lực hỗ trợ tạm thời rất tốt, nhưng còn sau đó, nền kinh tế cần nhận được các báo cáo kinh tế lạc quan. Tuần này báo cáo kinh tế quan trọng của Eurozone gồm khảo sát ZEW Đức và các báo cáo về lạm phát. Hôm nay, lịch công bố thông tin kinh tế của Eurozone vắng vẻ, khả năng EUR/USD sẽ điều chỉnh giảm nhẹ trong ngày.

4. USD/JPY chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn về sự can thiệp của BOJ.

Ngày cuối tuần kết thúc làm hài lòng khá nhiều nhà đầu tư nhờ sự tăng điểm đặc biệt của cổ phiếu khối tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, chiến lược carry trade không được nhiều nhà đầu tư sử dụng bởi lực tăng của các cổ phiểu tại phố Wall chỉ được hình thành vào những giây phút cuối cùng của ngày giao dịch. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ 6, USD/JPY giảm nhẹ xuống còn 90.55 so với mức mở cửa 90.66.

Mặc dầu JPY mới tăng giá so với USD chỉ hai ngày gần đây nhưng giới chức chính phủ Nhật đã bắt đầu tỏ ra khá quan ngại. Yukio Hatoyama - thủ tướng Nhật cho rằng “cần phải chú ý đến sự mạnh lên của JPY”. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Naoto Kan cũng đồng ý với quan điểm của Thủ tướng khi phát biểu rằng rất có thể chính phủ sẽ phải can thiệp để giữ vững vị thế của JPY. Đây là phát biểu về việc can thiệp đầu tiên kể từ khi ngài Naoto Kan lên nhận chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và thể hiện rõ ràng quan điểm một đồng JPY yếu của ngài Bộ trưởng. Tuần tới, BOJ sẽ họp bàn cụ thể hơn về chính sách tiền tệ và nhiều khả năng các quan chức ngành ngân hàng Nhật sẽ mở rộng cho vay cũng như tìm cách chống chọi giảm phát bằng mọi giá. Báo cáo về kết quả sản xuất công nghiệp tăng được công bố vào thứ 6 tuần trước sẽ giúp cuộc họp của BOJ bớt đi nhiều phần căng thẳng.

Hôm nay, báo cáo doanh số Condominium cùng niềm tin tiêu dùng Nhật sẽ được công bố với dự báo không nhiều khả quan. Trong khi đó, những thong tin về sản xuất công nghiệp và luân chuyển vốn sẽ được công bố tại Mỹ với nhiều kỳ vọng. Nếu những công bố tại Mỹ cho kết quả tốt, rất có thể giới đầu tư sẽ mạnh dạn hơn với chiến lược carry trade. Dự báo JPY giảm giá trong ngày.

 

(NH SCB)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 15/3/2010
  • Nhiều doanh nghiệp chuyển sang vay ngoại tệ
  • Ngoại lãi nhiều, nội lãi ít
  • Thỏa thuận lãi suất - Doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó
  • CIB: Đồng Yen có thể tiếp tục giảm so với đồng USD do Nhật tăng cung tiền
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 12/3/2010
  • Nhận định xu hướng GBP/USD
  • Forex: EUR/USD trở lại test mức cao trong tuần 1.3705
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!