Mỹ muốn Trung Quốc nới lỏng kiểm soát với hệ thống tài chính, tăng giá đồng nhân dân tệ nhằm giảm sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner sẽ thúc giục Trung Quốc tăng lãi suất khi ông gặp các lãnh đạo Trung Quốc trong tuần này, do Mỹ muốn đồng nhân dân tệ tiếp tục tăng giá.
Chuyên viên cao cấp của Bộ Tài chính Mỹ về vấn đề Trung Quốc cho biết, ông Geithner sẽ gợi ý Trung Quốc nên nới lỏng kiểm soát với hệ thống tài chính, cho phép các ngân hàng, các công ty bảo hiểm cũng như nhà đầu tư tiếp cận và mua tài sản tài chính của Trung Quốc dễ dàng hơn.
Các quan chức hai nước sẽ họp tại Washington hôm nay và ngày mai trong khuôn khổ Đối thoại kinh tế và chiến lược thường niên.
Mỹ đang thúc đẩy việc tiếp cận thị trường lớn hơn cho các tổ chức tài chính như một phần trong nỗ lực để thuyết phục Trung Quốc nới lỏng những hạn chế, được cho là đang thổi bùng lên sự mất cân bằng toàn cầu.
Các quan chức Mỹ cho rằng đồng nhân dân tệ được giữ ở mức thấp để giúp các nhà xuất khẩu cũng khiến Trung Quốc khó mà tăng lãi suất và kiềm chế lạm phát đã lên tới mức cao nhất 32 tháng trong tháng 3 vừa qua.
Trung Quốc đã tăng lãi suất 4 lần kể từ năm ngoái và 7 lần tăng yêu cầu dự trữ bắt buộc với các ngân hàng.
Về phần mình, các quan chức Trung Quốc cho rằng khoản thâm hụt ngân sách kỷ lục của Mỹ đang góp phần làm mất cân bằng dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu. Tính tới cuối tháng 2, Trung Quốc giữ 1.150 tỷ USD trái phiếu Mỹ, nhiều nhất thế giới. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đạt 18,8 tỷ USD trong tháng 2.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc hôm 6/5 nói rằng Trung Quốc đang chú ý sát sao tới những nỗ lực của Mỹ để giảm thâm hụt ngân sách, và Trung Quốc sẽ tập trung tăng cường chất lượng của hệ thống tỷ giá giao dịch.
Chính phủ Mỹ cho rằng chính sách tiền tệ của Trung Quốc mang tới những lợi thế cạnh tranh bất bình đẳng cho các nhà xuất khẩu của họ, gây thiệt hại cho Mỹ. Ông Geithner đang cố gắng thuyết phục các quan chức Trung Quốc rằng đồng nhân dân tệ mạnh hơn sẽ mang tới lợi ích cho nền kinh tế của nước này.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Hiện nay giữa hai đảng tồn tại nhiều mâu thuẫn hơn so với bất kỳ thời điểm nào trước đó kể từ sau thời kỳ Tái thiết (1865 – 1877). Trong 30 năm trở lại đây, các đảng đã vì phe cánh của mình mà từ bỏ vị trí trung lập.
Khi “đồng bạc xanh” rơi xuống gần mức thấp lịch sử trong thời gian gần đây, chính quyền Tổng thống Barack Obama lại “im hơi lặng tiếng” không hề đả động đến chuyện Washington kiên trì theo đuổi chính sách đồng USD mạnh.
Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí "The Economist” cho rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý II sẽ vượt 3% và mức này sẽ được duy trì trong nửa cuối năm nay, nếu giá dầu dịu đi.
“Giờ đây, đối với mỗi đảng, dường như sự thành công trên chính trường – tức giành phần thắng trong các cuộc bầu cử và nắm giữ quyền lực tại Washington – có ý nghĩa quan trọng hơn so với các vấn đề thực tế trong quản lý nhà nước.” Nhà báo Charles Gigson bình luận.
"Thế giới phát triển dựa trên sự ổn định do nước Mỹ tạo dựng nên. Nếu điều này bị lung lay, chúng ta sẽ rơi vào một trạng thái khác", cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal (WSJ).
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.