Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 nền kinh tế yếu kém nhất thế giới

Tạp chí Forbes của Mỹ vừa công bố danh sách 10 nền kinh tế yếu kém nhất trên thế giới. Bảng xếp hạng này đã lọc ra từ số liệu thống kê bình quân 3 năm gần đây của 177 nước trên thế giới, bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, GDP trên đầu người, thâm hụt thương mại.... Ngoài ra còn có được đánh giá bởi các yếu tố như tham nhũng, điều hành kinh tế kém hiệu quả, chỉ số phát triển con người thấp.

Theo Robin Hodess, chuyên gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ số về tham nhũng phản ánh rõ nhất tiềm năng phát triển kinh tế. Khi hệ thống chính quyền làm việc kém hiệu quả, kinh tế sẽ không thể phát triển.

1. Madagascar

 Ảnh minh họa


Trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến 2009, GDP/người tại Madagascar đã tăng gấp ba lần (đã trừ lạm phát) lên mức 448 USD, theo Liên Hợp Quốc. Cũng trong thời gian đó, GDP/người của nước láng giềng Nam Phi tăng gấp 7 lần lên 5.700 USD.

Với một lịch sử đầy những cuộc nội chiến khốc liệt, điều hành kinh tế yếu kém và dân số tăng trưởng nhanh, Madagascar đã bị tụt hậu rất xa so với những nước đang phát triển khác như Nam Phi, Ấn Độ hay Brazil. Hiện 77% dân số nước này đang sống trong cảnh nghèo đói, thất học và chăm sóc y tế kém. Giá cả hàng hoá đã tăng gấp đôi ở Madagascar trong hai năm qua.

Madagascar đã từng được gọi là “Lục địa thứ 8” bởi sự đa dạng về tự nhiên. Tuy nhiên, chính những yếu tố con người chứ không phải thiên nhiên hay địa lý đã khiến  Madagascar đứng vị trí thấp nhất trong bảng xếp hạng những nền kinh tế kém nhất của tạp chí Forbes. 

GDP/người 387 USD, lạm phát 8,5%.

2. Armenia

 Ảnh minh họa


GDP giảm 15% trong năm 2009, trong khi tốc độ tăng trưởng những năm tới cũng không có gì khả quan. Lạm phát ở mức 7%, GDP/người là 2.959 USD (chỉ bằng một phần ba nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ).

3. Guinea

 Ảnh minh họa


Đất nước Tây Phi này có nguồn quặng bauxite chiếm một nửa trữ lượng của thế giới, tuy nhiên nó vẫn khó thu hút được nguồn vốn từ nước ngoài. Cơ sở hạ tầng yếu kém, cuộc nội chiến năm 2008 và đặc biệt là thái độ bất hợp tác của chính phủ với đầu tư nước ngoài đã làm kinh tế khó phát triển. Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm 2010 đã giúp khôi phục phần nào lòng tin của nhà đầu tư. Các tiểu vương quốc A rập thống nhất và tập đoàn BHP Billiton đang xúc tiến một dự án sản xuất nhôm trị giá 5 tỷ USD.

GDP/người: 440 USD. Lạm phát 17%.

4. Ukraine

 Ảnh minh họa


Đất nước thuộc Liên Xô cũ này có đất đai màu mỡ, trù phú, tài nguyên khoáng sản dồi dào… và đầy tiềm năng có thể trở thành nền kinh tế hàng đầu châu Âu. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp và quy định rắc rối, quản trị doanh nghiệp yếu kém, năng lực thực thi của hệ thống toà án, cảnh sát kém, đặc biệt là tình trạng tham nhũng đã khiến kinh tế Ukraine tụt lại xa so với các nước như Serbia và Bulgaria.

GDP/người : 3483 USD . Lạm phát 10%

5. Jamaica

 Ảnh minh họa


Theo Ngân hàng thế giới (WB), tỷ lệ người nghèo đói ở Jamaica đã giảm 10% trong vài năm qua, trong khi tỷ lệ người biết đọc tăng 88%. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng toàn cầu đã tàn phá nền kinh tế này, với mức suy giảm 4% GDP trong hai năm qua. Lạm phát cao cùng với tình trạng thâm hụt thương mại liên tục là thách thức lớn với Jamaica.

GDP/người: 5.473,09 USD. Lạm phát 7%.

6. Venezuela

 Ảnh minh họa


Mặc dù có trữ lượng dầu mỏ dồi dào nhưng nền kinh tế Venezuela không được đánh giá cao bởi chính sách quản lý kinh tế không hiệu quả và kém cởi mở. Điều sáng nhất của kinh tế Venezuela là thặng dư thương mại cao nhờ xuất khẩu dầu mỏ. Nhưng lạm phát 32% và tốc độ tăng trưởng dưới mức trung bình của thế giới đã khiến Venezuela có mặt trong danh sách này.

GDP/người: 9.886 USD. Lạm phát 32%.

7. Kyrgyzstan

 Ảnh minh họa


Đất nước Trung Á này xếp thứ 64/178 nước trong bảng chỉ số nhận thức về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế. Tỷ lệ thất nghiệp tại đây lên tới 11%. Mặc dù có nguồn tài nguyên dồi dào nhưng Kyrgyzstan không hấp dẫn đầu tư nước ngoài bởi “môi trường kinh doanh đầy thử thách đối với phần lớn các công ty”.

GDP/người: 943 USD, lạm phát 12,6%.

8. Swaziland

 Ảnh minh họa


Dân số tăng nhanh cùng với việc làm thiếu thốn đã khiến tỷ lệ đói nghèo ở đất nước châu Phi này lên tới 60%, cho dù đất đai trù phú, xuất khẩu đường và ngành du lịch phát triển tốt.
GDP/người: 3.109 USD. Lạm phát 7,3%.

9. Nicaragua

 Ảnh minh họa


Con số GDP/người của Nicaragua là 1.197 USD, gần bằng một phần ba nước láng giềng El Salvador. Đất nước này trì trệ bởi họ không có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, dân chúng thường xuyên phải chịu cảnh thiếu điện, thiếu nước, chi phí năng lượng cao, bất bình đẳng trong xã hội. Gần một nửa dân chúng Nicaraguans sống dưới mức nghèo khổ, theo Ngân hàng Thế giới.

10. Iran

 Ảnh minh họa


Đất nước Hồi giáo này có 10% trữ lượng dầu mỏ thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này kém phát triển bởi sự kiểm soát của nhà nước trong ngành công nghiệp trọng điểm, lệnh cấm vận quốc tế, quản lý kém… GDP trên đầu người kém xa Kuwait và Saudi Arabia, chỉ tương đương với đất nước bị chiến tranh tàn phá Iraq.

GDP/người: 5.493 USD. Lạm phát 15%.

(Theo VnMedia)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Các nền kinh tế phát triển tăng trưởng ổn định trong quý 1
  • Mỹ và châu Âu sẽ cùng "chìm"
  • "Thắt lưng buộc bụng" làm cho thế giới suy thoái
  • Kinh tế 24h: Tác dụng phụ khó nhằn
  • Vì sao ám ảnh suy thoái chưa hết?
  • Thế giới tuần 27/6-3/7: Nhiều yếu tố bất ngờ
  • Trái đất ấm dần lên và nguy cơ lương thực toàn cầu
  • Kinh tế 24h: Ác mộng đã chấm dứt