Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

37 nước đạt thỏa thuận chống hàng giả

EU thu giữ thuốc lá giả, chủ yếu đến từ Trung Quốc. Ảnh: AP

Đại diện 37 nước tại Hội nghị cấp thứ trưởng ở Tokyo (Nhật Bản) đã ký “Hiệp ước chống phổ biến sản phẩm giả mạo và vi phạm bản quyền”.

Đây là Hiệp ước khung quốc tế chính thức đầu tiên liên quan đến cuộc chiến chống hàng giả và sản phẩm vi phạm bản quyền trên toàn cầu, các nước sẽ phấn đấu để hiệp ước có hiệu lực càng sớm càng tốt.

Hiệp ước nhằm tăng cường biện pháp đối sách của hải quan, yêu cầu chống lại việc xuất khẩu các sản phẩm giả mạo và ăn cắp bản quyền. Chức năng chính của hiệp ước là phê chuẩn cho các quan chức hải quan căn cứ theo quyền hạn điều tra và thu giữ sản phẩm giả mạo hoặc vi phẩm bản quyền trong khi xin lệnh của tòa án.

Ngoài Mỹ và 27 nước Liên minh châu Âu (EU), các nước tham dự còn có Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Ma-rốc và Mexico.

Để nâng cao hiệu quả của hiệp ước, các bên tham gia tích cực kêu gọi Trung Quốc, Trung Đông và các nước châu Á tham gia. Tuy nhiên, nước bị cáo buộc sản xuất số lượng lớn sản phẩm giả mạo và vi phạm bản quyền nhiều nhất là Trung Quốc không tham dự cuộc họp.

Số liệu của EU cho thấy năm ngoái, Trung Quốc là nước có nguồn hàng mà EU nhập khẩu nhiều nhất, đồng thời cũng là nguồn hàng giả chủ yếu vào EU.

Hàng giả bị tịch thu tại EU có 64% đến từ Trung Quốc. Mỗi năm, hàng giả khiến EU thiệt hại hàng chục tỉ đô la Mỹ. Riêng xuất khẩu thuốc lá giả của Trung Quốc khiến EU thiệt hại 10 tỉ euro/năm.

Đồ chơi và trò chơi (game) trở thành 2 loại hàng hóa bị làm giả nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên hiện nay, quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chỉ cấm nhập khẩu các sản phẩm giả mạo và ăn cắp bản quyền.

(Theo Phúc Minh // Thời báo kinh tế Sài Gòn // BBC)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Ngoại ngữ đem lại cơ hội cho cá nhân, doanh nghiệp
  • Các đồng tiền vào cuộc đua giảm giá?
  • Krugman: Kinh tế Mỹ 2010 lặp lại kịch bản 1938?
  • Hậu quả tai hại của đối đầu thương mại Mỹ-Trung
  • Giá hàng hóa tăng cao gây nguy cơ khủng hoảng lương thực
  • BoJ cảnh báo nguy cơ bong bóng tiền tệ
  • Thế giới: Công suất phong điện có thể cạnh tranh với năng lượng hạt nhân trong 4 năm tới
  • Thế giới tăng cường liên kết