Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bơm thanh khoản liệu có kích thích kinh tế?

Việc chính phủ các nước ồ ạt bơm thêm tiền vào hệ thống chỉ có tác dụng với thị trường đầu tư, mà ít có hiệu quả đối với nền kinh tế.

Đây là nhận định của Guy Monson, Giám đốc điều hành Sarasin & Partners trong bối cảnh các ngân hàng trung ương ra sức bơm tiền kích thích nền kinh tế.

FED tỏ ý sẵn sàng mua thêm tài sản để bơm tiền vào hệ thống tài chính, trong khi Ngân hàng trung ương Nhật can thiệp trực tiếp làm suy yếu đồng Yên và hạ lãi suất về gần 0%. Ngân hàng trung ương Anh cũng đang cân nhắc bơm thêm thanh khoản vào nền kinh tế khi cần thiết.

Tuy nhiên, chính sách nới lỏng tiền tệ không giúp kích thích hoạt động cho vay của ngân hàng do nhu cầu ít. Nói cách khác, tăng thanh khoản không thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng.

Ông cho rằng, các doanh nghiệp và người đi vay ít có khả năng tiếp cận với nguồn thanh khoản này để tăng chi phí đầu tư cơ bản, trong khi đó, thanh khoản lại chảy vào thị trường chứng khoán.

Đầu tư lấy từ các thanh khoản này vượt qua “hàng rào” ngân hàng, hướng đến thị trường rộng lớn hơn.

Khi rót tiền vào Nhật hay Mỹ, thì sau đó, dòng tiền này sẽ chảy vào các công ty mà lợi nhuận doanh thu chủ yếu từ các thị trường mới nổi.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Nhu cầu thép thế giới dự báo tăng mạnh trong 2011
  • Thế giới tìm cách ngăn chặn “cuộc chiến tiền tệ toàn cầu”
  • Kinh tế thế giới tháng 9: Nóng bỏng câu chuyện tiền tệ
  • Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc - EU: Cả hai bên đều được lợi
  • Nhiều nước nỗ lực chống nạn thất nghiệp
  • Joseph Stiglitz: FED và ECB đẩy thế giới vào cảnh hỗn loạn
  • ILO: Ổn định kinh tế cần song hành ổn định xã hội
  • Thế giới chưa thoát khỏi "mê cung suy thoái”