Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

BRIC sẽ không chỉ dừng lại ở “bốn nước”

Chủ tịch Ủy ban Liên bang Nga Sergei Mironov hôm 15/6 cho biết, rất nhiều quốc gia mới nổi có khái niệm nguyên tắc tương đồng với bộ tứ BRIC, do đó, không loại trừ khả năng mở rộng “bộ tứ BRIC”, để có thể đại diện hơn nữa tiếng nói của những nước có thị trường mới nổi.

Ông S. Mironov đã đưa ra nhận định trên khi đang thăm Argentina, là thành viên của nhóm G20, Brazil, Mexico và Argentina đang tích cực thúc đẩy cải cách cơ cấu tài chính quốc tế tại G20, cùng nhau bảo vệ lợi ích chung của các nước mới nổi. Theo ông Mironov, rất nhiều nước có nền kinh tế mới nổi hiện nay có chung một tiếng nói trong các vấn đề quốc tế trọng đại, do đó, trong tương lai, BRIC có thể sẽ phổ biến hơn, nhằm mục đích mở rộng hơn nữa quyền phát ngôn.

BRIC là viết tắt của một liên minh 4 quốc gia được đánh giá là “siêu tiềm năng” - Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc - trên thế giới vào thời điểm hiện tại. Đặc điểm chung của các nước thành viên trong khối này là tất cả đều có dân số lớn, diện tích rộng, tiềm lực quân sự hùng mạnh. Đây cũng là những nền kinh tế đang nổi với tiềm lực kinh tế lớn, đang được cải cách mạnh mẽ và có tốc độ tăng trưởng cao.

Trong một tương lai xa hơn, BRIC đang được nhiều cơ quan phân tích kinh tế - chính trị hàng đầu thế giới dự đoán. Chẳng hạn như theo Goldman Sachs, GDP của các nước BRIC sẽ qua mặt nhóm G6 hiện nay (bao gồm Anh, Đức, Mỹ, Italia, Nhật và Pháp) trong khoảng 40 năm nữa. Chưa kể tất cả các thành viên của BRIC sẽ có mặt trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050 (cùng với cả Nhật và Mỹ).

Mặc dù mới thành lập chưa đầy hai năm, nhưng nhóm BRIC đã được giới chuyên gia kinh tế đánh giá cao và đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển trong tương lai. Các chuyên gia nhấn mạnh, với quy mô của mình, có thể thấy rõ rằng, vai trò của BRIC ngày càng quan trọng đối với thế giới. Chính phủ Mỹ thừa nhận đây là những nước quan trọng trên cả phương diện tập thể cũng như riêng biệt từng nước và BRIC có tiếng nói ngày càng lớn hơn trên thế giới. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng, BRIC sẽ mạnh hơn trong những năm tới và nêu rõ, các nước thuộc BRIC sẽ trở thành các trung tâm và là các cực mới của một thế giới đa cực được hình thành sau khủng hoảng. BRIC có thể trở thành đối trọng với nhóm các nước G7. Công ty đầu tư Goldman Sachs (công ty đưa ra thuật ngữ BRIC vào năm 2001) nhận định, các quốc gia thuộc BRIC được kỳ vọng sẽ làm lu mờ các nền kinh tế giàu nhất thế giới trước năm 2050. Các chuyên gia cho rằng, việc BRIC đang ngày càng tăng cường vị thế của mình phản ánh một cộng đồng quốc tế đang thay đổi, trong đó các nước đang phát triển muốn tham gia nhiều hơn vào các vấn đề quốc tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ rõ, sự hợp tác giữa các quốc gia thuộc BRIC hiện vẫn còn ở “giai đoạn sơ khai” trong cả “chặng đường dài phía trước”. Mặt khác, các nước BRIC còn phải vượt qua không ít thách thức về sự khác biệt và cạnh tranh lẫn nhau, để tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác cũng như sự gắn kết giữa các nước thành viên, vì sự tồn tại và phát triển của BRIC, đồng thời góp phần nâng cao tầm ảnh hưởng quốc tế của nhóm các nước mới nổi này.

(Vitinfo)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Gậy ông đập lưng ông
  • Rao giảng không đúng lúc
  • Quan hệ công chúng của Trung Quốc đổ vỡ trên sông Mekong
  • Israel sẽ vô hiệu hóa NPT?
  • Năm 2010: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt 3%
  • Bước ngoặt mới của “câu lạc bộ các nước giàu”
  • Hàng không thế giới sẽ “hồi sinh” trong năm nay
  • Còn xa mới tới kỷ nguyên Trung Quốc