Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bức tranh sáng tối của kinh tế thế giới 2011

Dự báo do mạng phân tích tài chính toàn cầu STRATFOR vừa công bố cho thấy kinh tế Mỹ sẽ khởi sắc trong năm nay, trong khi nhiều nước công nghiệp phát triển khác vẫn còn trì trệ. 

Theo STRATFOR, GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng khá trong năm 2011. Không giống như các nền kinh tế lớn khác, hoạt động tiêu dùng chiếm phần lớn hệ thống kinh tế Mỹ, với khoảng 10 nghìn tỷ USD trong GDP 14 nghìn tỷ USD và chiếm 50% thị phần tiêu dùng toàn cầu. Thị trường tiêu dùng của 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại chưa bằng 1/3 thị trường tiêu dùng của Mỹ. Do vậy khi người tiêu dùng của Mỹ “bạo chi” thì kinh tế thế giới có động lực hồi phục.

Để đo mức độ hồi phục của nền kinh tế Mỹ, STRATFOR dựa trên ba loại dữ liệu: số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu (để đánh giá xu hướng việc làm hiện tại), doanh số bán lẻ (mức chi tiêu thực tế của người tiêu dùng) và việc tích trữ hàng hóa (một chỉ số về việc liệu các công ty bán buôn và bán lẻ có đặt các đơn hàng mới và do vậy có cần tuyển thêm công nhân hay không). Đầu năm 2011, hai chỉ số đầu tương đối khả quan và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, trong khi chỉ số thứ ba cho thấy thị trường việc làm có thể phục hồi chậm. Hai thước đo quan trọng khác của nền kinh tế Mỹ là chỉ số S&P 500 thể hiện mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư và tổng số tín dụng ngân hàng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho thấy cách thức vận hành của hệ thống ngân hàng. Cả hai thước đo này đều khả quan  khi bắt đầu năm 2011.

Mặc dù kinh tế Mỹ có chiều hướng khởi sắc, nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu lại là một bức tranh sáng tối. 

Châu Âu đang phải đối mặt với vấn đề cơ cấu. Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu còn lâu mới chấm dứt và sẽ có thêm nhiều nước nữa phải xếp hàng xin cứu trợ tài chính trong năm 2011. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ  và Áo là bốn nước có nhiều nguy cơ phải xin cứu trợ.

Nhật Bản tiếp tục gặp khó khăn do dân số đã già đến mức khiến cho tiêu dùng từ nay trở đi sẽ giảm hàng năm, trong khi ngân sách quốc gia sẽ lâm vào tình trạng “bóc ngắn, cắn dài”. May mắn cho cả thế giới là gánh nợ khổng lồ của Nhật Bản chủ yếu là nợ trong nước, nên ít tác động xấu đến hệ thống kinh tế toàn cầu.

Mặc dù có tỷ lệ tăng trưởng khá nóng, Trung Quốc vẫn quyết định tiếp tục duy trì các chính sách kích thích kinh tế. Quyết định này sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, nhưng lại có thể khiến lạm phát cao hơn. Thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong năm 2011sẽ là duy trì các khoản trợ cấp để bình ổn xã hội.

(tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế 24h qua: "Con bài domino" tiếp theo?
  • Thế giới tuần 10-16/1: Hai sứ mệnh
  • Châu Âu mừng và lo trước Trung Quốc
  • Châu Phi-Trung Quốc: “Dựa vào nhau mà sống”?
  • “Tỷ giá Nhân dân tệ không quyết định thương mại Trung-Mỹ”
  • Kinh tế 24h qua: Rủi ro lớn nhất
  • Những tín hiệu khả quan từ kinh tế thế giới
  • Kinh tế 24h qua: Hậu họa vô cùng