Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Buôn bán thế giới năm 2010 khởi sắc

Các chuyên gia kinh tế hàng đầu của WTO ngày 22/9/2010 đưa ra dự báo lạc quan về mức tăng trưởng kim ngạch mậu dịch thế giới năm 2010 có thể đạt 13,5%, cao hơn mức dự đoán 10% trước đây.

Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1950 tới nay. Xuất khẩu hàng hóa của các nước công nghiệp sẽ chuyển từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương 11,5%, các nước khác trong đó gồm các nước đang phát triển, khối SNG có thể đạt mức tăng 16,5%. Mậu dịch thế giới tăng trưởng dương cũng thúc đẩy kinh tế thế giới tăng lên. Dự đoán GDP năm 2010 của thế giới đạt mức tăng trưởng 3%, trong đó các nước phát triển tăng 2,1%, các nước đang phát triển đạt 5,9%.

Năm 2009 do tác động của khủng hoảng tiền tệ và suy thoái kinh tế, mậu dịch thế giới bị suy giảm nghiêm trọng. Tổng kim ngạch chỉ đạt 13.900 tỉ USD, giảm 12,2%, trong đó kim ngạch buôn bán hàng hóa đạt 12.150 tỉ USD, giảm 23% so với năm 2008. Đây là mức giảm sút kỉ lục trong hơn 70 năm qua. Do khủng hoảng bắt đầu từ Mỹ, nên xuất khẩu của Mỹ năm 2009 giảm tới 13,9%, của EU giảm 14,8%, Nhật Bản còn giảm tới 24,9%. Bắt đầu từ Quí 4/2009, mậu dịch thế giới bắt đầu khởi sắc, trước tiên là Khu vực Châu Á bứt vượt lên trước, đặt cơ sở vững chắc và tạo đà tăng trưởng chung cho mậu dịch thế giới.

Báo cáo của Cục nghiên cứu chính sách kinh tế Hà Lan (The Netherlands Bureau of Economic Policy Analysis) công bố đầu năm 2010 cho biết tính tới cuối tháng 12/2009 lượng trao đổi hàng hóa thế giới bắt đầu tăng đều đặn, trong đó tháng 9/2009 tăng 5,3%, từ tháng 10 tới tháng 12/2009 lần lượt tăng 1,4%, 1,1% và 4,8%.

Số liệu của WTO công bố đầu năm 2010 cũng cho biết kim ngạch xuất khẩu thế giới Quí 4/2009 tăng 10,3%, nhập khẩu tăng 8,5%. Mỹ là nước chịu hậu quả nặng nề của khủng hoảng tiền tệ và suy thoái kinh tế, nhưng hai tháng đầu năm 2010 xuất khẩu tăng 16%, nhập khẩu tăng 14,8%, EU tăng 3% và 7%. Tháng 3/2010, nhập khẩu của Nhật Bản tăng 20,7%, xuất khẩu tăng 43,5%. Các nước trong Nhóm “Bốn viên gạch vàng” (BRIC) cùng các nước đang trỗi dậy có mức tăng rất khích lệ, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.
 
Mậu dịch thế giới năm 2009 suy giảm nghiêm trọng do hậu quả của khủng hoảng làm chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tăng lên, tiếp đó là giá cả các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu tăng lên đáng kể, nhất là giá phôi thép tăng 145%, giá dầu lửa luôn duy trì ở mức từ 70 USD tới 85 USD/thùng. Vật giá tăng cao đã hạn chế nhập khẩu và các doanh nghiệp bị tổn thất nghiêm trọng. Ngoài ra tình trạng mất cân đối trong buôn bán quốc tế cũng là nhân tố làm tăng cọ sát giữa các nước và cản trở mậu dịch thế giới tăng trưởng. Mỹ là nước kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng luôn bị nhập siêu, tính tới năm 2006 nhập siêu tới 788,1 tỉ USD, trái lại Trung Quốc là nước luôn xuất siêu, như năm 2006 tới 177,5 tỉ USD.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng với đà khởi sắc hiện nay thì triển vọng buôn bán thế giới năm 2010 rất sáng sủa. Phó Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy cho biết sức sống của mậu dịch thế giới đang phục hồi vì nó được thúc đẩy bởi các nhân tố như:

1- Nhiều kỹ thuật mới được tạo ra, nhất là các trang thiết bị thông tin mạng, các chương trình phần mềm ưu việt. Trao đổi và mua sắm các sản phẩm mới tăng lên, thúc đẩy mậu dịch thế giới tăng trưởng.

2- Cơ chế quản lý, giám sát và cải cách Hệ thống lưu thông tiền tệ quốc tế được cải thiện rất lớn, tạo điều kiện cho thanh toán và phát triển bền vững.

3- Nhiều dinh lũy bảo hộ mậu dịch đã được tháo gỡ.

4- Hợp tác Nam –Nam, nhất là trao đổi buôn bán giữa các nước đang rỗi dậy như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Braxin, các nước thành viên của các tổ chức khu vực như ASEAN, Nhóm 21 nước tăng lên đáng kể.

5- Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy rất lớn trao đổi buôn bán giữa các nước và giữa các nước trong nội khối, từ đó phá bỏ rào cản bảo hộ mậu dịch.

Năm 2010, kinh tế các nước đang trên đà hồi phục là nhân tố làm cho buôn bán thế giới tăng lên, nhưng sự hồi phục vẫn chưa vững chắc. Bởi vậy, tuy mậu dịch thế giới đã khởi sắc, nhưng vẫn chưa thể quá lạc quan. Dự kiến tổng lượng buôn bán năm 2010 chỉ đạt mức15.220 tỉ USD, chưa bằng mức15.800 tỉ USD của năm 2008 trước khi xảy ra khủng hoảng.

Trong tình hình này, các nước cần tiếp tục áp dụng biện pháp tích cực đẩy nhanh đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác, trao đổi buôn bán hơn nữa để mậu dịch thế giới nhanh chóng hồi phục mức trước đây và tăng trưởng hơn nữa.

(tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Cần tiêu tiền nhiều hơn để cứu nền kinh tế?
  • Trung Quốc: Mặt trái phía sau cú Đại nhảy vọt GDP
  • Thất nghiệp gia tăng ở EU: Hệ lụy của khủng hoảng
  • Thứ Hai chính là ngày nguy hiểm nhất trong tuần
  • Các nền kinh tế mới nổi sẽ vượt các nước phát triển vào năm 2015
  • Cải cách hệ thống ngân hàng: Tiến bộ nửa vời?
  • Sự thăng trầm của nền thịnh vượng quốc gia
  • Kinh tế xanh có thể giảm nghèo và giúp phát triển