Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

GE chỉ trích môi trường cạnh tranh thương mại của Trung Quốc

Giám đốc điều hành CEO - Jeffrey Immelt của Tập đoàn điện tử General Electric (GE) đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chính phủ Trung Quốc, cáo buộc chính phủ Trung Quốc ngày càng không thân thiện với các doanh nghiệp đa quốc gia.

Theo lời cảnh báo của ông Immelt, General Electric đang tìm kiếm viễn cảnh phát triển tốt đẹp hơn tại những quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, mà các quốc gia này không muốn bị các nhà đầu tư Trung Quốc “thực dân hóa”. General Electric là doanh nghiệp chế tạo lớn nhất toàn cầu. Ông Immelt đã chia sẻ với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Ý rằng: “Tôi thật sự rất lo ngại về Trung Quốc”. Ông chỉ trích, khuynh hướng chủ nghĩa bảo hộ của chính phủ Trung Quốc đang ngày càng mạnh mẽ. “Tôi không chắc liệu họ có muốn bất kỳ người nào trong số chúng ta giành thắng lợi hay để bất kỳ ai trong số chúng ta giành được thành công hay không?”.

Ông Immelt cũng thừa nhận tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc, năm ngoái, thị trường Trung Quốc đã cống hiến 5,3 tỷ USD doanh thu cho General Electric, nhưng được biết, General Electric đang phải đối mặt với một môi trường kinh doanh khắc nghiệt nhất trong vòng 25 năm qua tại Trung Quốc.

Cũng theo ông Immelt: “Trung Quốc và Ấn Độ vẫn rất quan trọng đối với General Electric, nhưng tôi đang xem xét tiếp theo là nơi nào”. Ông đã nhắc tới các quốc gia tại Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ La tinh, thêm cả Indonesia, “là những quốc gia có tài nguyên thiên nhiên khiến người ta cảm thấy hứng thú nhất. Họ không muốn bị người Trung Quốc thực dân hóa, họ mong muốn phát triển tự chủ”. Những lời nhận xét của ông Immelt đã ăn khớp với những tiếng than phiền ngày càng lên cao của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc về môi trường giám sát của quốc gia này.

(vitinfo)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Ðại dịch cúm heo đã đi về đâu?
  • Thắng lợi mong manh
  • G20 có thể thay thế được G8?
  • Trung Quốc - Mỹ tiếp tục tranh cãi
  • Khủng hoảng nợ châu Âu: Liệu có “nhờn thuốc”?
  • Khủng hoảng nhân đạo gia tăng
  • Cái giá phải trả của sự lưỡng lự
  • Các nước đang phát triển châu Á sẽ tăng trưởng 7%