Sự phát triển của Trung Quốc ảnh hưởng đến tương lai của thế giới. Các chính trị gia, chuyên gia, thậm chí người dân của một số nước lớn trên thế giới đều thích dự đoán về tương lai của Trung Quốc và đã hình thành nên một số nhận thức chung cơ bản.
Người Nhật Bản: "Nhật Bản nhỏ hơn Trung Quốc" "Làm thế nào chung sống được với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc?"
Đây là vấn đề được thảo luận và tranh luận rộng rãi trong các giới của Nhật Bản trong những năm gần đây. Nhật Bản nên xây dựng cách nhìn nhận Trung Quốc như thế nào? Quan điểm của học giả Ohmae Kenichi - vốn được gọi là "cha đẻ của chiến lược Nhật Bản" được coi là mang tính tiêu biểu.
Năm 2009, trong các diễn văn và bài viết của mình, Ohmae Kenichi đã nhiều lần nói: "Trước năm 2055, quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ gấp 10 lần Nhật Bản", Nhật Bản phải thích ứng lại với tình trạng sức mạnh của Nhật Bản chỉ bằng 10% của Trung Quốc, Nhật Bản phải có nhận thức đúng đắn về quy mô của nước láng giềng Trung Quốc. Nhìn vào lịch sử 2000 năm trước đây, quy mô sức mạnh của Nhật Bản luôn chỉ bằng 10% của Trung Quốc, từ sau Minh Trị Duy Tân mới có sự thay đổi, hiện nay chỉ là quay trở lại mối quan hệ tỉ lệ trước đây. Nhật Bản cần phải chấp nhận hiện thực "Nhật Bản nhỏ hơn Trung Quốc", phải là một quốc gia "nhỏ mà mạnh". Thị trường khổng lồ Trung Quốc là cơ hội kinh doanh lớn của Nhật Bản. Điều then chốt để các xí nghiệp Nhật Bản thành công là liệu có ôm được Trung Quốc vào lòng hay không? Ví dụ trong việc xây dựng đường cao tốc, đường cao tốc của Nhật Bản tổng cộng dài 9000km, trong khi đó chỉ riêng một năm Trung Quốc đã xây dựng 8000km đường. Trong mười mấy năm gần đây, Ohmae Kenichi đã thường xuyên đi lại giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hiện nay định kỳ mỗi năm đến Trung Quốc 8 lần. Ông nói hiện nay nghiên cứu thế giới không thể không nghiên cứu Trung Quốc. Ông cho rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, Mỹ đã trở thành nước không còn phong độ và tư cách lãnh đạo. Trong cuốn sách "Nước Mỹ: tạm biệt!", ông đưa ra 3 "liều thuốc" cho nước Mỹ: thứ nhất, phải xin lỗi toàn thế giới, thừa nhận những sai lầm lớn đã phạm phải trong 8 năm qua gồm tiến công Ápganixtan, chiếm lĩnh Irắc, làm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; thứ hai, trở thành một phần tử của thế giới, hiệp thương để làm việc, không được thực hiện bá quyền; thứ ba, từ bỏ chiến tranh. Nhật Bản luôn hiểu rõ bản thân mình, khả năng thích ứng của Nhật Bản đối với sự thay đổi của cục diện thế giới được biểu hiện ở chỗ Nhật Bản với hơn 100 năm "thoát Á nhập Âu", hiện nay lại cao giọng phải "thân Mỹ nhập Á", "thoát Âu nhập Á". Các chính trị gia thế hệ mới của Nhật Bản cho rằng thế giới hiện nay đang phát triển theo hướng hai cực hóa giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản phải trở thành cầu nối ở khu vực Thái Bình Dương, phát huy tác dụng là cầu nối giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản phải thay đổi chính sách ngoại giao "theo đuôi Mỹ". Trong nửa đầu năm 2009, tỷ trọng mậu dịch của Nhật Bản đối với Trung Quốc là 20,4%, còn tỷ trọng mậu dịch đối với Mỹ là 13,7%. Trong khi đó trong năm 1990, tỷ trọng mậu dịch đối với Mỹ là 27,4%, còn tỷ trọng mậu dịch đối với Trung Quốc là 3,5%. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tỷ trọng mậu dịch của Nhật Bản đối với Trung Quốc vượt trên 20%, còn tỷ trọng mậu dịch đối với châu Á của Nhật Bản cũng vượt trên 50%. Nhật Bản đã hình thành chỗ dựa mậu dịch ở châu Á lấy Trung Quốc làm trung tâm.
Người Mỹ: "Phương án Bắc Kinh" có thể thay thế sự "Đồng thuận Oasinhtơn"
Người Mỹ rất nhạy cảm với việc Trung Quốc vươn tới trở thành nước "đứng đầu thế giới", và đã dự đoán điều này cách đây 20 năm. Năm 1987, học giả Mỹ Paul Kennedy đã đưa ra 3 dựa đoán lớn đối với cục diện chính trị thế giới: Thứ nhất, trong tương lai gần đây sẽ không có bất kỳ nước nào có thể tham gia vào nhóm "5 nước chính trị hàng đầu" gồm Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu. (Henry Kissinger thì cho rằng có thể cộng thêm Ấn Độ, trở thành nhóm "6 nước chính trị hàng đầu"), những nước này sẽ là những nước lớn cuối cùng. Thứ hai, sự cân bằng của lực lượng sản xuất thế giới trên một số mặt nào đó đã từ Liên Xô, Mỹ và EU ngả sang một cách có lợi cho Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy Trung Quốc còn lạc hậu, nhưng sẽ phát triển rất nhanh. Thứ ba, Trung Quốc trải qua một sự phấn đấu lâu dài gian khổ, các nhà lãnh đạo hiện nay của họ xem ra đang thực hiện một chiến lược to lớn với tư tưởng nhất quán và tầm nhìn xa trông rộng, về mặt này họ sẽ vượt lên Mátxcơva, Oasinhtơn và Tôkyô, Tây Âu thì không cần nói đến. Cách đây mười mấy năm, Brzezinski đã từng dự đoán: "Hơn 20 năm sau, Trung Quốc sẽ trở thành một nước lớn mang tính toàn cầu, thực lực của nước này đại thể ngang bằng với Mỹ và châu Âu". Trong "Kế hoạch năm 2020" mà Ủy ban tình báo quốc gia Mỹ trình Nhà Trắng đã viết: "Sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi giống như sự xuất hiện của nước Đức trong thế kỷ 19 và nước Mỹ trong thế kỷ 20".
Goldman Sachs dự đoán đến năm 2027 quy mô kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, đến năm 2050 sẽ gấp đôi Mỹ. Trong bài "Sự trỗi dậy của Trung Quốc" đăng trên quý san số 3 của tạp chí "Chính sách thế giới" của Mỹ đã viết: "Đến năm 2033, trong trật tự kinh tế thế giới, không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc có thể đứng đầu, Mỹ tụt xuống hàng thứ hai…Chúng tôi hy vọng Chính phủ và nhân dân Mỹ có thể bắt đầu suy nghĩ về bước ngoặt của sự phân chia này mang ý nghĩa gì và suy nghĩ đến phương thức đối phó…Cùng với sự chuyển dịch của thời gian và sự xuất hiện vấn đề kinh tế tăng trưởng và phát triển, chúng ta sẽ nghe thấy nhiều hơn câu nói phương án Bắc Kinh, chứ không phải là sự Đồng thuận Oasinhtơn".
Người Anh: "Trung tâm thế giới chuyển sang phía Đông"
Cuốn sách "Khi Trung Quốc thống trị thiên hạ: sự trỗi dậy của vương quốc trung nguyên và sự cáo chung của thế giới phương Tây" đã làm chấn động phương Tây. Tác giả cuốn sách, học giả người Anh Marin Jacques đã nói: "Đối với Mỹ mà nói, nước này sẽ dần dần trở thành một nước lớn không còn giữ được địa vị độc tôn, sẽ là một quá trình đau khổ. Mỹ cần phải học cách nhìn thẳng và thích ứng với sự suy thoái của mình… Sự lựa chọn xấu nhất của Mỹ là tìm cách kiềm chế Trung Quốc, nó sẽ khiến cho thế giới lại sa lầy vào vũng bùn của chiến tranh lạnh, cuộc chiến tranh lạnh mới chỉ càng làm cho địa vị của Mỹ suy giảm nhanh. Đối với toàn bộ thế giới phương Tây, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ làm tăng thêm tình cảm mất mát của thế giới phương Tây. Phương Tây đang bước vào giai đoạn tự thích ứng một cách lâu dài và đau khổ…. Tôi muốn vỗ tay để Trung Quốc trỗi dậy trở thành lực lượng lãnh đạo thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc không chỉ làm thay đổi cục diện kinh tế thế giới, mà còn làm thay đổi phương thức sống và tư duy của chúng ta. Sự trỗi dậy của Trung Quốc dự báo một thời đại mới sẽ đến… Đến nửa sau thế kỷ 21, Trung Quốc rất có thể trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, cộng đồng quốc tế sẽ nảy sinh thay đổi to lớn. Bắc Kinh sẽ trở thành đô hội của thế giới. Thượng Hải cũng thay thế New York trở thành trung tâm kinh tế tài chính quốc tế."
Các phóng viên tờ "The Guardian" của Anh trong chuyên mục của mình đã dự đoán: "Sự thay đổi của Trung Quốc đã khiến trung tâm thế giới chuyển sang phía Đông, thế kỷ 21 sẽ hoàn toàn khác với hai thế kỷ trước, quyền lực không còn nằm trong tay Mỹ và châu Âu.". Trong cuốn "Biểu hiện lâu dài của kinh tế Trung Quốc", nhà kinh tế học Anh Augus Maddison đã dự đoán, đến năm 2015, Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tháng 5/2008, Trung tâm cải cách châu Âu của Anh đã công bố báo cáo chỉ rõ: Trung tâm quyền lực thế giới đang di chuyển sang phía Đông. Đến năm 2020, quy mô kinh tế của Mỹ, châu Âu và Trung Quốc sẽ ngang nhau, GDP của mỗi nước sẽ chiếm khoảng 20% tổng GDP toàn cầu. Bản báo cáo "Triển vọng thế giới năm 2008" của tạp chí "The Economist" của Anh đã nêu rõ, năm 2008 sẽ là năm đầu tiên nền chính trị kinh tế toàn cầu sẽ "thoát Mỹ nhập Trung", tức là năm "trật tự thế giới do Mỹ làm chủ đạo chuyển sang trật tự thế giới do Trung Quốc làm chủ đạo".
Các nhà kinh tế toàn cầu: Việc vượt lên không có gì phải hoài nghi, chỉ là vấn đề thời gian.
Bắt đầu từ tháng 6 năm 2009, tờ "Thời báo hoàn cầu" (của Nhân dân nhật báo Trung Quốc) đã tiến hành cuộc thăm dò dư luận trong hai tháng, phỏng vấn 85 nhà kinh tế trên toàn cầu, trong đó có 80 nhà kinh tế đã tham gia trả lời. Nội dung chủ yếu của cuộc điều tra liên quan đến ba vấn đề: Thứ nhất, cần mấy năm để khôi phục lại nền kinh tế thế giới ở mức trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính? Thứ hai, thể kinh tế hay quốc gia nào sẽ phục hồi đầu tiên trong cuộc khủng hoảng này? Thứ ba, cần bao nhiêu năm để tổng lượng kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ? Kết quả điều tra cho thấy: có 51 người, tức chiếm đa số, cho rằng phải mất từ 3-5 năm thì nền kinh tế thế giới mới đạt mức trước khi xảy ra khủng hoảng, có 19 người cho rằng phải mất từ 1-2 năm, có 9 người cho rằng phải mất 5 năm. Có 66 học giả cho rằng Trung Quốc sẽ đi đầu trong việc khôi phục lại từ trong cuộc khủng hoảng, có 10 người cho là Mỹ sẽ đi đầu, có 3 người cho là một thể kinh tế khác và 1 người cho là một quốc gia khác. Về vấn đề cuối cùng, có 18 người cho rằng phải mất 10 năm thì tổng lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, chiếm 23%; có 37 người cho rằng phải mất 20 năm, chiếm 46%; có 14 người cho rằng phải mất 30 năm, chiếm 17%; có 6 người cho rằng phải mất thời gian dài hơn và có 2 người cho rằng không bao giờ vượt được. Tham gia điều tra có 17 học giả Mỹ, chiếm tỷ lệ đông nhất về số người tham gia của một quốc gia. Các học giả Mỹ phản ứng gay gắt nhất về việc dự báo tổng lượng kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ, đa số các học giả Mỹ cho rằng phải mất trên 30 năm thì tổng lượng kinh tế của Trung Quốc mới vượt được Mỹ. Kết quả điều tra đã cho thấy ba vấn đề mang tính khuynh hướng: thứ nhất, việc tổng lượng kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ đã trở thành nhận thức chung của các chuyên gia, 78 trong số 80 chuyên gia đã cho là như vậy; thứ hai, có 37 người cho rằng phải mất 20 năm tổng lượng kinh tế Trung Quốc mới vượt Mỹ, đây là cách nhìn nhận chính; thứ ba, cho rằng tổng lượng kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ sẽ dẫn tới việc bố trí lại trật tự thế giới.
---------------------------------------------------------------------------------- Bài trích từ cuốn "Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và tư thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa kỳ" của tác giả Lưu Minh Phúc (TQ). Tài liệu do Thông Tấn Xã Việt Nam giới thiệu.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Ngày 15/11, nhóm ngân hàng đã công bố tăng tài trợ các dự án năng lượng Mặt Trời, gió và địa nhiệt ở 20 nước đang phát triển để giúp các nước này cân bằng các dịch vụ năng lượng hướng tới công nghệ sạch.
Đà phục hồi kinh tế Mỹ vẫn còn quá yếu ớt, không đủ sức giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm qua công bố. Theo đó, FED sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản và chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD.
Ngày 10/11, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết vấn đề việc làm trên toàn cầu đang có chiều hướng cải thiện, song sự phục hồi việc làm trong nửa đầu năm nay không đồng đều giữa các lĩnh vực khác nhau.
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tăng trưởng tại các nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2011 có thể sẽ chậm hơn năm nay nhưng sẽ hồi phục trở lại trong năm sau đó.
Morgan Stanley dự báo năm 2011 giá các loại hàng hoá như vàng, đồng dầu và bông tiếp tục tăng do nhu cầu của các thị trường mới nổi tăng trong khi đó nguồn cung khá hạn chế.
Mỹ đang đứng bên bờ vực một cuộc khủng hoảng tiền tệ, do chính sách tài chính và cam kết đưa ra các biện pháp kiểm toán chặt chẽ của Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED), Ron Paul, lãnh đạo cơ quan giám sát FED tại Hạ viện, cho biết.
Khi các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới tụ họp tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Seoul (Hàn Quốc) ngày 11-11 và 12-11, ý tưởng bao trùm họ sẽ là “tái cân bằng toàn cầu”.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.