Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2011: Nhu cầu hợp nhất tài chính tại nhiều quốc gia có thể gia tăng

Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tăng trưởng tại các nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2011 có thể sẽ chậm hơn năm nay nhưng sẽ hồi phục trở lại trong năm sau đó.

OECD cho biết, tăng trưởng tại 33 quốc gia thành viên có thể sẽ rớt từ mức 2,8% trong năm nay xuống mức 2,3% trong năm tới trước khi hồi phục trở lại vào năm 2012. GDP tại khu vực các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone) có thể sẽ ổn định trong năm tới sau khi đạt tăng trưởng 1,7% trong năm 2010. Tăng trưởng toàn cầu được dự đoán ở mức 4,25% trong năm 2011 và 4,5% trong năm 2012.

Mặc dù vậy, OECD cảnh báo rằng tình trạng bất cân bằng toàn cầu vẫn khá gay gắt, và thậm chí có thể gia tăng hơn nữa, gây ra những rủi ro cho quá trình hồi phục. Các tỷ lệ lãi suất thấp đang tạo ra sự thanh khoản dư thừa mà phần lớn trong đó sẽ tràn vào các thị trường mới nổi, những nơi được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng và tỷ lệ lãi suất cao hơn. Tổ chức này còn cho biết một số quốc gia sẽ áp dụng các biện pháp đơn phương để bảo vệ nền kinh tế nội địa của họ và những hành động đơn phương kéo dài kiểu này có thể sẽ có ít hiệu quả hoặc thậm chí hiệu quả phản tác dụng cùng những nguy cơ gia tăng các biện pháp bảo hộ. Những biện pháp bảo hộ này phản ánh sự không hài lòng do những bất lực để đạt tới một sự đồng thuận quốc tế về cách giải quyết đối với sự bất cân bằng. Theo họ, đã có một nhu cầu cho sự hợp nhất tài chính tại nhiều quốc gia như một phần của nỗ lực tái cân bằng và điều này nên bắt đầu trong năm 2011. Các bộ phận ổn định như bộ phận bảo hiểm cho những người thất nghiệp nên được sử dụng khi những chi tiêu khác bị cắt giảm.

Bên cạnh đó, tổ chức cũng cảnh báo về những rủi ro đáng kể cho quá trình hồi phục, bao gồm các thị trường tài chính yếu ớt, sự suy giảm trong các bảng cân đối thu chi hộ gia đình, những căng thẳng và vấn đề về nợ quốc gia tại các thị trường ngoại hối. “Hầu hết những rủi ro xuất phát từ bên trong và nếu chúng thành hiện thực có thể sẽ tạo ra những vòng hồi tiếp giữa giá tài sản, bảng cân đối thu chi và nhu cầu lĩnh vực tư nhân và những hiệu quả của lĩnh vực tài chính”- OECD cho biết. Tuy nhiên, những cải tiến trong một số nhân tố khả biến đó cũng sẽ có một tác động bật nẩy kéo theo những phản ứng dây chuyền về triển vọng tăng trưởng. Họ cho rằng giá nhà đất sụt giảm tại Mỹ và Anh là những mối đe dọa tiềm tàng cho sự ổn định, làm suy giảm những bảng cân đối thu chi của các hộ gia đình và dẫn tới tiêu dùng thấp hơn, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn. Mặt khác, theo OECD,  những lợi nhuận doanh nghiệp bền vững và những cải thiện trong các bảng cân đối thu chi của các công ty có thể thu hút nhiều đầu tư hơn vào lĩnh vực tư hơn và tạo ra những bất ngờ trong xu hướng tăng trưởng.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Morgan Stanley dự báo năm 2011 giá hàng hoá chủ chốt tiếp tục tăng
  • Kinh tế 24h qua: Nước Mỹ bên bờ vực?
  • Tái cân bằng thế giới
  • Eurozone: Khủng hoảng nợ đang biến thành khủng hoảng chính trị
  • Thế giới tuần 6-2/12: Chóng mặt với dự báo năm 2011
  • Giấc mộng Trung Hoa: Đặng Tiểu Bình: Trí tuệ lớn “giấu mình chờ thời”
  • Tại sao Hiệp định Thương mại Mỹ - Hàn quan trọng?
  • Kinh tế thế giới trong tuần: Chính sách tiền tệ và ngân sách