Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Eurozone: Khủng hoảng nợ đang biến thành khủng hoảng chính trị

Chính sách nới lỏng tiền tệ có thể là liệu pháp cuối cùng để cứu đồng euro, giữa lúc nguy cơ đổ vỡ sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu lạm phát kéo dài.

Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã diễn ra được một năm, nhưng tình hình vẫn chưa chuyển biến theo hướng tốt lên. Trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã bỏ ra một lượng tiền lớn để cứu đồng euro, các quỹ đầu tư mạo hiểm và thiết chế tài chính lớn ra sức gây sóng gió, lợi dụng thời cơ reo rắc khủng hoảng nợ khắp Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). Ireland, Hungary, Tây Ban Nha, Italia và Bồ Đào Nha hiện đều đứng trước rủi ro vi phạm khế ước vay nợ. Nếu như tình trạng này không thể ngăn chặn, lạm phát gây ra từ việc tung tiền cứu trợ cuối cùng sẽ làm đồng euro đổ vỡ.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Eurozone mới đây tuy đã chính thức phê chuẩn kế hoạch cứu trợ Ireland trị giá 85 tỷ euro, nhưng lại phản đối việc mở rộng quy mô Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) hiện đang ở mức 750 tỷ euro (của Liên minh châu Âu  và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF). Quyết định này lập tức đối mặt với sự chỉ trích của IMF và “dội gáo nước lạnh” vào sự nhiệt tình của Mỹ trong việc cứu châu Âu.

Trong khi Tổng Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn luôn tìm mọi cách thuyết phục châu Âu mở rộng quy mô EFSF và khuyến khích ECB phát hành trái phiếu Eurozone. Nhưng các thành viên của liên minh tiền tệ này cho rằng việc “kiểm tra sức khỏe  vòng 2” đối với các ngân hàng còn quan trọng hơn. Ngày 7/12, sau khi gặp Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, Tổng Giám đốc Dominique Strauss-Kahn tuyên bố nếu các nhà lãnh đạo Eurozone không muốn chấp thuận kiến nghị cứu trợ của IMF, tốt nhất hãy đưa ra phương án khả thi riêng. Ông cho rằng điều mà các nước EU cần là cứu trợ cả gói chứ không phải những khoản cứu trợ “nửa vời”. Theo ông Kaln, những khoản cứu trợ riêng rẽ là không hiệu quả  và  sẽ làm cho có thêm nhiều nước lâm vào khủng hoảng nợ.

Tuy nhiên, Đức - “đầu tàu” của Eurozone - cho rằng với số tiền 750 tỷ euro hiện có, EFSF đủ sức cứu trợ các nước bị khủng hoảng nợ công và vấn đề quan trọng nhất hiện nay là ổn định hệ thống tài chính. Quả bóng dường như đã được các Bộ trưởng Tài chính Eurozone được đá sang cho ECB và đặt cơ chế tài chính này trước áp lực chính trị chưa từng có. Một quan chức giấu tên trong ECB tiết lộ ngân hàng này  căn bản không muốn phát hành trái phiếu để cứu các nước khủng hoảng nợ, mà hy vọng giải quyết vấn đề thông qua việc bơm thêm tiền của IMF và EU.

Trong khi IMF và Eurozone bất đồng về phương án cứu trợ các nước sắp vỡ nợ, giới  lãnh đạo châu Âu lại phải đối mặt với những rủi ro khủng hoảng chính trị còn nghiêm trọng hơn cả khủng hoảng nợ.

Tỷ lệ ủng hộ dành cho các chính phủ Hy Lạp và Ireland tụt dốc thê thảm do tác động của việc tái cơ cấu nợ và chương trình “thắt lưng buộc bụng”. Nếu không đảm bảo “vừa tăng trưởng kinh tế, vừa  không đụng chạm tới phúc lợi của người dân”, lãnh đạo các nước như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia và Hungary sẽ phải đối mặt với rủi ro khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng sẽ bị chỉ trích nhiều nhất, vì bà là người cực lực phản đối việc mở rộng quy mô EFSF và phát hành trái phiếu nợ chung Eurozone. Chiếc ghế của Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet có thể cũng bị lung lay bởi số người muốn "hạ bệ" ông không ít.

Cùng với sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ, các nền kinh tế trong Eurozone có thực lực yếu ớt sẽ kéo đổ các nền kinh tế theo mô hình xuất khẩu như Đức. Những người bi quan cho rằng, sự đổ vỡ của đồng euro đang đi từ “không thể tưởng tượng” tới “không thể tránh được”.

Đầu tháng 12, Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở 1%, mức thấp nhất lịch sử và gia hạn các biện pháp thanh khoản đặc biệt dành cho các ngân hàng thương mại đến hết quý I/2011. Quyết định này được coi là “phiên bản châu Âu thu nhỏ” của chính sách nới lỏng định lượng mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ đang áp dụng.

Số liệu do Cơ quan Thống kê EU (Eurostat) công bố ngày 30/11, cho thấy tỷ lệ lạm phát của Eurozone tháng 11 là 1,9%, bằng với tháng 10. Điều đó cũng có nghĩa, tỷ lệ lạm phát của Eurozone đã tiếp cận “vạch đỏ” 2% trong hai tháng liên tiếp.

(tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Thế giới tuần 6-2/12: Chóng mặt với dự báo năm 2011
  • Giấc mộng Trung Hoa: Đặng Tiểu Bình: Trí tuệ lớn “giấu mình chờ thời”
  • Tại sao Hiệp định Thương mại Mỹ - Hàn quan trọng?
  • Kinh tế thế giới trong tuần: Chính sách tiền tệ và ngân sách
  • Kinh tế 24h qua: Tâm điểm Đông Bắc Á
  • Nước Mỹ 'thuộc về' Trung Quốc
  • Kinh tế 24h qua: Nhật Bản “qua mặt” Trung Quốc
  • Những cảnh báo về môi trường