Nhân Hội nghị cấp cao APEC 16 tại Lima (Peru), chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc những nội dung chính bài viết của Tổng thống Nga D.Medvevev về vị trí và hoạt động của APEC và triển vọng tham gia của Nga trong diễn đàn này.
Thế giới hiện đại đang biến đổi hết sức nhanh chóng, thể hiện rõ nét tại các quốc gia châu Á và Thái Bình Dương.
Ở khu vực này, các ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế toàn cầu, cũng như sự lớn mạnh của quan hệ đa phương phụ thuộc lẫn nhau bộc lộ rõ rệt.
Các nền kinh tế trong khu vực đang đối mặt những thách thức mới ngày một nhiều hơn, nếu không xây dựng được một kiến trúc an ninh hoàn chỉnh và các định chế phát triển bền vững, thì sẽ không thể khắc phục được.
Tôi tin tưởng rằng APEC có thể và cần phải đóng vai trò ngày càng tăng trong tìm kiếm con đường để bảo đảm ổn định và phồn vinh trong khu vực.
Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là tình trạng mất cân bằng của các thị trường tài chính và những nhược điểm trong chính sách kinh tế của một số nền kinh tế.
Ðể bảo vệ nền kinh tế trong nước và hoạt động bền vững của khu vực kinh tế thực tế, cũng như khẩn trương lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, Nga đang áp dụng những biện pháp ổn định hóa tình hình một cách hiệu quả, thực hiện một chương trình giảm đến mức tối thiểu những hậu quả do khủng hoảng gây ra.
Bên cạnh việc thực hiện chính sách chống khủng hoảng trong nước, chúng tôi coi trọng tăng cường hợp tác quốc tế. Chìa khóa để giải quyết nhiệm vụ hàng đầu này là hình thành một hệ thống kinh tế - tài chính thế giới đa cực.
Các nền kinh tế APEC phải nhận về mình một phần đáng kể trách nhiệm "vá lành" cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh các nền kinh tế vốn có truyền thống bền vững nay suy thoái đáng kể (ở một số nền kinh tế phát triển có nguy cơ thiểu phát), thì khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động đầu tư của thị trường, cũng như tiềm lực công nghệ và con người của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cho phép chúng ta tin tưởng rằng, khu vực sẽ trở thành đầu tàu trong tương lai, có thể bảo đảm nền kinh tế thế giới phát triển bền vững.
Nhiều nền kinh tế APEC sẽ lọt vào nhóm dẫn đầu trong "thời kỳ hậu khủng hoảng" và chiếm lĩnh vị thế mới tại những thị trường chủ chốt.
Tại Hội nghị cấp cao nhóm G-20 mới đây, chúng tôi đã đưa ra một loạt đề nghị nhằm hiện đại hóa cơ cấu kinh tế và tài chính thế giới.
Giá trị trao đổi hàng hóa nội khối đáng kể trong APEC cho phép tạo ra một hệ thống thương mại quốc tế hiện đại hơn và linh hoạt hơn, trong đó có củng cố vai trò những đồng tiền trong khu vực.
Chúng ta nên tập trung vào vấn đề an ninh năng lượng. Nga chia sẻ sự quan ngại của các thành viên Diễn đàn về tình trạng không ổn định của giá nhiên liệu.
Giá những mặt hàng này ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế, tác động đến việc xúc tiến những dự án xã hội cấp bách.
Là một trong những thành viên cung cấp dầu mỏ và khí đốt lớn nhất trên thế giới, Nga sẽ hợp tác để xây dựng một hệ thống cung cấp năng lượng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể giúp các nền kinh tế tiêu thụ năng lượng đa dạng hóa bản đồ nhập khẩu, bảo đảm nguồn cung liên tục và ổn định.
Chúng tôi sẵn sàng tham gia những dự án liên kết về tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng thay thế.
Bảo vệ môi trường có vai trò ngày càng lớn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế; và trở thành một trong những chủ đề hàng đầu tại các diễn đàn và tổ chức, trong đó có APEC.
Nga tiếp cận vấn đề này một cách có trách nhiệm và những đóng góp của chúng tôi vào việc thực hiện Nghị định thư Kyoto chứng tỏ điều này.
Tháng sáu năm nay, tôi đã ký Sắc lệnh về "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả về mặt năng lượng và môi trường cho nền kinh tế Nga", nhằm phấn đấu tới năm 2020 giảm ít nhất 40% tỷ lệ tiêu hao năng lượng trên GDP so với năm 2007.
Nga có tiềm năng về nông nghiệp và đang tập trung cao nhất nỗ lực để hoàn toàn bảo đảm nhu cầu trong nước và giúp các nước khác; sau này trở thành một đối tác lớn trên thị trường lương thực thế giới.
Nga đã đề xuất sáng kiến tiến hành hội nghị cấp cao toàn thế giới về vấn đề ngũ cốc vào đầu tháng sáu năm 2008 tại TP Saint Petersbourg.
Quan hệ đối tác giữa Nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân là một nguồn lực đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các đối tác đánh giá tích cực về hoạt động của đại diện giới doanh nghiệp Nga trong Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC.
Tôi đặc biệt ủng hộ sáng kiến của Peru về nâng cao trách nhiệm xã hội của khu vực kinh tế tập đoàn trong APEC.
Ở đây nói đến việc hợp nhất lợi ích Nhà nước và lợi ích tư nhân để đạt được mục tiêu chung là phát triển kinh tế - xã hội một cách tiến bộ và bền vững.
Trong số các hướng hợp tác quan trọng nhất còn có vấn đề bảo đảm an ninh.
Trước hết, đó là cùng nhau chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế đang đe dọa nghiêm trọng đối với quan hệ kinh tế và thương mại, vận tải biển và vận chuyển nguồn năng lượng.
Còn một nhiệm vụ cấp bách nữa là hoàn thiện hoạt động phối hợp trong tình huống khẩn cấp, trong đó có việc ngăn chặn và khắc phục hậu quả thiên tai và thảm họa, chống dịch bệnh...
Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, chủ đề chống tham nhũng đang ngày càng được đề cập một cách tích cực hơn. Cũng như nhiều thành viên khác của Diễn đàn, Nga coi nội dung này là đặc biệt quan trọng.
VIỆC mở rộng quan hệ liên khu vực là quan trọng, trước hết đối với vùng Siberia và Viễn Ðông của Nga.
Trong bối cảnh Nga sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch APEC năm 2012, chúng tôi đã thông qua quyết định tổ chức Hội nghị cấp cao APEC tại Vladivostok và ngay từ bây giờ, chúng tôi tích cực chuẩn bị sự kiện này.
Tôi tin chắc rằng uy tín của Diễn đàn, sự quan tâm quan hệ hợp tác vì lợi ích các dân tộc chúng ta và cách tiếp cận mang tính trách nhiệm rất đặc trưng của APEC đối với việc giải quyết những vấn đề mang tính thời sự cấp bách sẽ ngày một cao hơn. Và đó chính là chìa khóa thành công trong xây dựng không gian chung của chúng ta - không gian châu Á - Thái Bình Dương an ninh và thịnh vượng.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Dự báo nhu cầu thép các loại khoảng 11-12 triệu tấn, trong đó thép xây dựng khoảng 5,5-6,0 triệu tấn; còn lại là thép hình, thép chế tạo, thép dẹt. Trong nước sẽ bố trí sản xuất đủ thép xây dựng khoảng 5 triệu tấn và khoảng 500 ngàn tấn thép dẹt. Dự kiến nhập khẩu khoảng 6,5 triệu tấn thép dẹt, thép chế tạo. Năng lực sản xuất phôi năm 2009 cũng đạt khoảng 3,0 triệu tấn, đáp ứng khoảng 54% nhu cầu (dự báo nhu cầu phôi thép năm 2009 là 5,5 triệu tấn), phải nhập khẩu khoảng 2,8-3 triệu tấn.
Thế là thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh bàn về các biện pháp chống khủng hoảng tài chính toàn cầu đã được ấn định vào ngày 15/11/2008 tại Washington , D.C (Mỹ).
Khủng hoảng lương thực 2008 đã lên mức trầm trọng, như Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Mun đã phải kêu gọi Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế hợp tác chặt chẽ trong việc tăng sản xuất lương thực và thực phẩm và phải hành động ngay trong năm nay để tăng sản lượng nông nghiệp, vì trên thế giới hiện có hơn 100 triệu người đang gặp nguy cơ đói kém và tình trạng này có thể gây ra những vấn đề nan giải như bất ổn chính trị, di cư, kinh tế trì trệ, xóa bỏ những tiến bộ xã hội..
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.