Dự báo nhu cầu thép các loại khoảng 11-12 triệu tấn, trong đó thép xây dựng khoảng 5,5-6,0 triệu tấn; còn lại là thép hình, thép chế tạo, thép dẹt. Trong nước sẽ bố trí sản xuất đủ thép xây dựng khoảng 5 triệu tấn và khoảng 500 ngàn tấn thép dẹt. Dự kiến nhập khẩu khoảng 6,5 triệu tấn thép dẹt, thép chế tạo. Năng lực sản xuất phôi năm 2009 cũng đạt khoảng 3,0 triệu tấn, đáp ứng khoảng 54% nhu cầu (dự báo nhu cầu phôi thép năm 2009 là 5,5 triệu tấn), phải nhập khẩu khoảng 2,8-3 triệu tấn.
Cân đối cung – cầu một số sản phẩm công nghiệp thiết yếu
- Điện: để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng, nhu cầu điện năm 2009 dự kiến khoảng 78,0 tỷ kWh. Điện sản xuất của EVN dự kiến khoảng 57,1 tỷ kWh điện, điện mua ngoài 29,6 tỷ kWh. Sản lượng điện thương phẩm đạt 77,1 tỷ kWh, tăng 14,5% so với năm 2008. Như vậy, Việt Nam sẽ còn thiếu khoảng 1 tỷ kWh nữa. Đảm bảo đúng tiến độ vận hành của các nhà máy điện và lưới điện đồng bộ, đồng thời tăng cường kiểm soát việc thực hiện kiệm trong sử dụng điện. Dự kiến, công suất nguồn tăng thêm năm 2009 là 3.351 MW, đưa tổng công suất đạt khoảng 18.569 MW.
- Than mỏ: ước sản lượng than tiêu thụ năm 2008 khoảng 41 – 42 triệu tấn. Dự kiến nhu cầu năm 2009 tăng thêm 4 triệu tấn, trong đó than cho điện tăng 2,5 triệu tấn, cho xi măng 1,2 triệu tấn, cho các hộ tiêu thụ khác tăng khoảng 3%. Do vậy, bố trí sản lượng năm 2009 khoảng 45,5 triệu tấn.
- Thép: Dự báo nhu cầu thép các loại khoảng 11-12 triệu tấn, trong đó thép xây dựng khoảng 5,5-6,0 triệu tấn; còn lại là thép hình, thép chế tạo, thép dẹt. Trong nước sẽ bố trí sản xuất đủ thép xây dựng khoảng 5 triệu tấn và khoảng 500 ngàn tấn thép dẹt. Dự kiến nhập kẩu khoảng 6,5 triệu tấn thép dẹt, thép chế tạo. Năng lực sản xuất phôi năm 2009 cũng đạt khoảng 3,0 triệu tấn, đáp ứng khoảng 54% nhu cầu (dự báo nhu cầu phôi thép năm 2009 là 5,5 triệu tấn), phải nhập khẩu khoảng 2,8-3 triệu tấn.
- Xăng dầu: dự kiến mức tiêu dùng xăng dầu đầu năm 2008 khoảng 13 triệu tấn và nhu cầu năm 2009 khoảng 14 triệu tấn. Do từ tháng 2/2009 nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, sản lượng xăng dầu năm 2009 sản xuất khoảng 2,7-3 triệu tấn. Dự kiến mức nhập khẩu năm 2009 khoảng 12,2 triệu tấn trong đó có 1 triệu tấn tái xuất, tiêu dùng trong nước khoảng 11,2 triệu tấn.
Những giải pháp đối với sản xuất công nghiệp thực hiện trong năm 2009
- Ngành điện : tập trung đầu tư để đưa vào huy động thêm công suất các nguồn điện, đồng thời tăng thêm nguồn điện mua ngoài của các dự án BPT, IPP, của Trung Quốc, trong đó có khoảng 10 tỷ kWh của các nhà máy Cà Mau 1 và 2, Nhơn Trạch 1 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có biện pháp điều tiết nhu cầu một cách hiệu quả, tránh tình trạng mất điện không báo trước, tăng cường công tác kiểm toán năng lượng, thực hiện tiêu dùng tiết kiệm cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất điện 10 -15%, khẩn chương xây dựng các đề án điện theo cơ chế thị trường.
- Ngành dầu khí: Phấn đấu tăng thêm trữ lượng 30-40 triệu tấn dầu quy đổi, đưa vào khai thác thêm 3 mỏ mới là Pearrl trong quý I, mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi và SK 305 (Malaysia), xuất khẩu trên 11 triệu tấn dầu thô và huy động hiệu quả nhà máy lọc dầu Dung Quất từ tháng 2/2009 với mục tiêu sản xuất và cung cấp cho thị trường 2,7-3 triệu tấn xăng dầu các loại, vận hành an toàn các đường ống dẫn khí, bảo đảm cung cấp 7,5-8 tỷ m3 khí khô cho nhu cầu.
- Ngành than và khoáng sản: đẩy mạnh công tác thăm dò để gia tăng trữ lượng, công tác bóc đất đá và đào lò, công tác bảo vệ môi trường, công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ nhất là cho sản xuất điện, xi măng… Thực hiện đấu thầu xuất khẩu than, huy động có hiệu quả nhà máy tuyển, luyện đồng Lào Cai, tăng khả năng phát điện của nhà máy Cao Ngạn, Na Dương, Cẩm Phả, cung cấp tối thiểu 2,4 tỷ kWh đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện khác như Cẩm Phả 2; 3 Mạo Khê, Nông Sơn…
- Ngành thép : Tập chung rà soát lại quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ các dự án sản xuất phôi và cán đang triển khai, đảm bảo cân đối nguyên liệu cho sản xuất, phù hợp với yêu cầu thị trường, trong đó có khai thác quặng, thu mua và nhập khẩu thép phế, củng cố và phát triển, đổi mới hệ thống phân phối để đảm bảo kiểm soát nguồn hàng và giá cả, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Những vấn đề cụ thể một số ngành
- Ngành điện: Cho phép bổ sung các dự án điện vào danh mục vay ưu đãi theo Nghị định 151/2006NĐ-CP ngày 20/12/2006, ưu tiên bán ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng và trả nợ các hợp đồng vay nước ngoài, ưu tiên bố trí vốn ODA cho các công trình nguồn, cấp đủ vốn cho công trình phát triển điện nông thôn các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh vùng núi phía Bắc khó khăn.
- Ngành than và khoáng sản: Chính phủ xem xét cho hỗ trợ một phần vốn để điều tra đánh giá tiềm năng than dưới mức 300 bể than Quảng Ninh hoặc cho phép tính vào chi phí sản xuất hàng năm. Bộ Tài Nguyên Môi trường sớm hoàn thành các thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ than cho TKV; được vay tín dụng ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác than hầm lò.
- Ngành thép: cho phép vay tín dụng ưu đãi cho các dự án đầu tư thượng nguồn (khai thác mỏ, luyện phôi); có cơ chế quản lý nhập khẩu thép phế liệu phù hợp với tình hình (nhất là tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan tới môi trường của thép phế) để việc nhập khẩu thuận lợi hơn.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Thế là thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh bàn về các biện pháp chống khủng hoảng tài chính toàn cầu đã được ấn định vào ngày 15/11/2008 tại Washington , D.C (Mỹ).
Khủng hoảng lương thực 2008 đã lên mức trầm trọng, như Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Mun đã phải kêu gọi Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế hợp tác chặt chẽ trong việc tăng sản xuất lương thực và thực phẩm và phải hành động ngay trong năm nay để tăng sản lượng nông nghiệp, vì trên thế giới hiện có hơn 100 triệu người đang gặp nguy cơ đói kém và tình trạng này có thể gây ra những vấn đề nan giải như bất ổn chính trị, di cư, kinh tế trì trệ, xóa bỏ những tiến bộ xã hội..
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong tài khoá 2008 (kết thúc vào cuối tháng 3/09) xuống 6,7% so với dự đoán 7,5% trước đó, chủ yếu do những ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Phát biểu bên lề hội nghị các nước Nhóm G20 tại Sao Paulo (Braxin) ngày 10/11, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (CPB) Châu Tiểu Xuyên cho biết, kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 8-9% năm 2009, đồng thời khẳng định đà tăng trưởng vững của nền kinh tế lớn thứ tư thế giới này sẽ giúp các thị trường tài chính quốc tế "trở lại trạng thái bình thường".
Trải qua cuộc khủng hoảng tài chính (1997) và tình trạng kinh tế bong bóng(năm 2000) cộng với hơn 20 năm phát triển kinh tế nhanh chóng, Australia không thể ngờ rằng nguy cơ suy thoái đang cần kề. Theo điều tra của ngân hàng Merrill Lynch, Australia đã trở thành quốc gia có chỉ số nguy hiểm cao nhất thế giới.
Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Inđônêxia (BI) nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Inđônêxia trong năm 2009 có thể sẽ chỉ ở mức từ 5,3%-5,4%, do hoạt động xuất khẩu hàng hoá của nước này nhiều khả năng sẽ bị suy giảm trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu diễn biến tiêu cực.
Phát biểu tại Nghị viện hôm 6/11, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp, bà Christine Lagarde, đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước này từ 1% xuống 0,2-0,5% năm 2009 và từ 2,5% xuống 2% năm 2010, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.