Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Mỹ năm 2009: Suy thoái hay Đại suy thoái?

Hơn một năm trước đây, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra dự báo về tình trạng gia tăng bất ổn trên thị trường chứng khoán Mỹ trong năm 2008, giá nhà sẽ giảm hơn nữa và việc bùng nổ thị trường cầm cố dưới chuẩn có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.

Năm 2008 qua đi, những dự báo về suy thoái đã trở nên quá rõ ràng. Bước sang năm mới, người ta cũng bắt đầu bàn luận cuộc khủng hoảng lan rộng trong năm 2008 đẩy kinh tế Mỹ vào tình trạng suy thoái hay đại suy thoái trong năm 2009.
Gần 50 nhà kinh tế dựa trên cuộc thăm dò hàng tháng về Các chỉ số Kinh tế Chủ chốt đều nhất trí rằng suy thoái (được định nghĩa chính thức là mức sụt giảm GDP trong ít nhất là hai quý liên liếp) đã bắt đầu từ năm 2008 và sẽ còn tiếp tục. Các nhà kinh tế ước tính kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục giảm 0,1% trong quý I/2009. Đợt suy thoái này sẽ để lại cảm giác bất ổn ngay cả khi đã chính thức qua đi. Một lý do là tỷ lệ thất nghiệp dự kiến tiếp tục tăng hết năm 2009. Nhiều nhà kinh tế khác ước tính nó có thể lên tới 8-9%.
Nhà kinh tế Mỹ chủ chốt Maury Harris tại UBS cho biết: "Nếu định nghĩa suy thoái theo GDP, nó có thể qua đi vào mùa Xuân, nhưng nếu định nghĩa theo tỷ lệ thất nghiệp, thì có lẽ đợt suy thoái này phải đến năm 2010 mới có thể bắt đầu cải thiện".
Các nhà dự báo kinh tế cho rằng thảm họa sụt giảm kinh tế 10% tính theo năm, thể hiện tình trạng đại suy thoái, sẽ không xảy ra. Tỷ lệ thất nghiệp cũng không lên đến mức 25% như đã từng xảy ra trong giai đoạn Đại Suy thoái bắt đầu năm 1929. Điều này phần nào nhờ những nỗ lực chưa từng có của các chính phủ Mỹ và châu Âu giúp ổn định hệ thống tài chính toàn cầu. Chính phủ Mỹ đã cố gắng lấy lại thăng bằng để làm nhẹ bớt cuộc khủng hoảng tín dụng, bao gồm việc bơm một lượng vốn khổng lồ vào hệ thống tài chính đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, không chỉ các ngân hàng cần tiền mặt. Khi bong bóng nhà đất vỡ tung, người tiêu dùng không còn có thể thế chấp nhà của mình để vay tiền nữa. Trong khi đó, chi tiêu tiêu dùng chiếm 71% GDP và bất cứ hoạt động giảm chi tiêu nào cũng có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế.
Bên cạnh đó, giá nhà dự kiến sẽ giảm hơn nữa. Jared Bernstein, nhà kinh tế cấp cao tại Viện Chính sách Kinh tế, nhận định: "Bạn có thể huỷ bỏ mọi chính sách bạn muốn tại thị trường nhà đất, nhưng bạn không thể ngừng hiệu chỉnh giá cơ bản đòi hỏi phải bù đắp do bong bóng đầu cơ thái quá". Phải để mắt đến ba dấu hiệu cơ bản chứng tỏ bức tranh kinh tế chung đang được cải thiện. Những đầu mối này có thể giúp bạn quyết định khi nào có thể tạm thời rút lui, khởi đầu kinh doanh hoặc chuyển đến ngôi nhà lớn hơn.
* Hãy kiểm tra các mức lãi suất: Hiện có sự chênh lệch giữa lãi suất Libor mà các ngân hàng tiến hành vay lẫn nhau và lãi suất T-bill thời hạn 3 tháng. Mức chênh lệch càng lớn càng thể hiện có nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn trong hoạt động cho vay. Mức lãi suất hiện này chỉ dưới 3%, cao hơn mức thấp trong lịch sử khi giảm xuống dưới 1%, khi đó bạn sẽ hiểu rằng thị trường tín dụng gần như trở lại mức bình thường. Bạn có thể tìm thông tin trong trang web Bankrate.com
* Theo dõi lượng tồn kho của thị trường bất động sản: Đứng về mặt lịch sử, số lượng nhà tồn trong nhiều tháng trên thị trường có thể đưa ra dự báo đáng tin cậy về giá nhà. Lượng tồn trong 6 tháng dường như là điểm nút đối với một thị trường lành mạnh; thời gian hiện tại khoảng trong 10 tháng. Hiệp hội Bất động sản Quốc gia đưa ra dữ liệu này hàng tháng, thường trong khoảng thời gian từ ngày 22 đến 25. Hãy tra cứu ở mục nghiên cứu của trang mạng realtor.org.
* Dự báo sơ bộ về tỷ lệ thất nghiệp: Số những người mới rơi vào danh sách hưởng trợ cấp thất nghiệp được Bộ Lao động công bố hàng tuần trong khoảng từ 450.000 đến 500.000. Brian Wesbury, nhà kinh tế chủ chốt tại First Trust Advisor cho biết: "Khi bạn nhìn thấy những con số này bắt đầu giảm xuống dưới 400.000, khi đó sẽ là một dấu hiệu rất tốt và giai đoạn tồi tệ nhất đã qua". Có thể tra cứu thêm thông tin ở mục số người thất nghiệp trên trang web của Bộ Lao động.
 

(Theo Vinanet)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Gió đột ngột đổi chiều
  • "Gót chân Achille" của kinh tế châu Á
  • Xa xỉ ngay cả trong suy thoái
  • Trung Quốc và Ấn Độ không thể bù đắp được suy giảm tiêu dùng tại Mỹ
  • Điện Kremlin đang dọn đường để Putin trở lại?
  • 2009 - năm đen tối trong kinh doanh
  • Kinh tế châu Á năm 2009: Thách thức nhiều, nhưng sẽ vượt qua
  • Thế và lực mới của EU