Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát: Nỗi lo không của riêng ai

Điều phối viên Liên hợp quốc tại Việt Nam John Hendra nhận xét Việt Nam là một trong 5 nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới và lạm phát cao sẽ làm gia tăng số người nghèo ở Việt Nam.

Hãng tin AFP trích số liệu của Tổng Cục thống kê cho hay chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5/2011dự kiến sẽ tăng lên 19,78% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất trong vòng hai năm qua.

Số liệu mới nhất do Tổng Cục thống kê công bố tại Hà Nội đã khiến giá trên thị trường chứng khoán của Việt Nam giảm xuống 3,7% trong ngày giao dịch hôm 24/5. Đây là ngày thứ 9 liên tiếp thị trường chứng khoán của Việt Nam giảm điểm. Kể từ ngày 11/5, thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm tới 17%. 

Chính phủ đã thắt chặt chính sách tiền tệ và đưa ra một loạt mục tiêu nhằm ổn định nền kinh tế gồm cả biện pháp tăng lãi suất và giảm giá tiền đồng. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các biện pháp này chưa phát huy hiệu quả trước cuối năm nay.

Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh - cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, đây “là mức lạm phát cao và không thể xem thường”. Do siết chặt tín dụng, thị trường chứng khoán Việt Nam  giảm sút liên tục 9 ngày liền và liên tục lập ra những đáy mới khiến cho nên là những người, những công ty chứng khoán vay tín dụng để kinh doanh chứng khoán đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Thu nhập của nhiều người trên thực tế không đủ bù đắp cho mức tăng giá, nhất là khi giá lương thực thực phẩm tăng lên rất cao.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng các biện pháp thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ cho tới nay mới chủ yếu tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn và giới hạn ở các biện pháp hành chính, chưa có những biện pháp cải cách sâu rộng và chưa được thực hiện một cách đồng bộ, có kết hợp giữa các biện pháp kinh tế vĩ mô khác nhau. Theo ông, cần cải cách mạnh mẽ lĩnh vực tài khóa, đầu tư công và đặc biệt phải cải tổ  các doanh nghiệp nhà nước.

(Tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế 24h qua: Rủi ro chực chờ
  • Lãnh đạo IMF: Đã tới lúc châu Á phất cờ?
  • Trục kinh tế thế giới đang thay đổi
  • ADB: 40 năm nữa sẽ là kỷ nguyên của châu Á
  • Chính sách thuế - Công cụ quan trọng vượt qua khủng hoảng
  • Kinh tế 24h: Thảm họa nối liền thảm họa
  • Kinh tế 24h qua: Số phận đồng Euro
  • Chè xuất khẩu: Để vừa “có tiếng” vừa “có miếng”