Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách thuế - Công cụ quan trọng vượt qua khủng hoảng

Chính sách thuế vốn là một công cụ quan trọng để điều chỉnh ngành nghề, khuyến khích doanh nghiệp phát triển và quản lý kinh tế có hiệu quả.

Sau khủng hoảng, các nước áp dụng rất nhiều biện pháp để khắc phục khó khăn, khôi phục kinh tế trở lại hoạt động bình thường và phát triển, trong đó chính sách thuế đóng vai trò quan trọng.

Điểm lại chính sách thuế - một gói giải pháp quan trọng mà các nước đã áp dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau khủng hoảng tài chính tiền tệ và nhanh chóng hồi phục, báo điện tử “Kinh tế thế giới” ngày 22/5 của Trung Quốc đăng nhận định của giới chuyên gia các nước.

Các nhà kinh tế đã chia ra bốn nhóm nước để tiến hành khảo sát và đánh giá - trong đó gồm nhóm nước công nghiệp phát triển, nhóm nước đang rơi vào khủng hoảng nợ nần, nhóm nước đang trỗi dậy và nhóm nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Trong số 4 nhóm nước này, họ lại chọn ra một số nước tiêu biểu như Mỹ, Đức, Hungary, Hy Lạp, Ireland, Brazil, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Australia, Thái Lan và Singapore.

Đánh giá chung của các nhà kinh tế là sau khủng hoảng hầu hết các nước đều sử dụng công cụ hữu hiệu là thuế để giữ ổn định và cân bằng kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy điều chỉnh lại cơ cấu, phòng chống rủi ro có hiệu quả. Về tổng thể, các nước đều theo nguyên tắc chung áp thuế  “có phân biệt, có tăng, có giảm”. Thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp thu trực tiếp nhìn chung đều giảm. Thuế gián tiếp là thuế tiêu dùng, thuế giá trị gia tăng nhìn chung có tăng.

- Thuế thu nhập cá nhân được các nước điều chỉnh lớn nhất sau khủng hoảng. Rất nhiều nước áp dụng hoãn thu, khấu trừ bớt, miễm giảm và hoàn trả  thuế thu nhập cá nhân đã thu, coi đây là biện pháp tạm thời nhằm giảm bớt gánh nặng cho dân chúng, nhất là tầng lớp có mức sống trung bình, khó khăn và nghèo để ổn định lòng tin của dân chúng. Mặt khác, chính phủ các nước cũng tiến hành điều chỉnh lại mức thuế suất như giảm thuế (Hungary, Đức, Australia), nhưng có nước nâng cao thuế suất do khó khăn kinh tế (Hy Lạp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha). Nhưng nhìn chung, thuế thu nhập cá nhân giảm nhiều, tăng ít. Có tới 21 trong số 30 nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thực hiện giảm thuế thu nhập cá nhân từ mức 40,7% trước đây xuống còn 34,9%. Năm 2010, các nước này tiếp tục thực hiện giảm thuế. Một số nước tăng nhưng không đáng kể như Anh, Hy lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Iceland, Mexico (tăng từ 34,9% năm 2008 lên 35,1% năm 2010)  nhằm thực hiện chính sách kinh tế khắc khổ, giảm thâm hụt ngân sách. Phí bảo hiểm xã hội cũng được miễn giảm để khuyến khích doanh nghiệp tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp cho công nhân. Việc cắt giảm thuế đã có tác dụng lớn trong việc nâng cao uy tín nhà nước, lấy lại niềm tin trong dân chúng.

- Thuế doanh thu nhìn chung đều giảm, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm trung bình từ 16% trước đây nay xuống còn 12,5%.  Đức giảm từ 25% xuống còn 15%, Thái Lan giảm từ 30% năm 2008 xuống còn 25% hoặc 20% năm 2010. Nhìn chung năm qua, 220 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đều thực hiện giảm thuế doanh thu từ 26,9% năm 2006 xuống còn 25,6% năm 2008 và 24,6% năm 2010. Bình quân hàng năm giảm 0,55%.

Mỹ tuyên bố tất cả doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thiệt hại trong khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua đều được miễm giảm thuế trong 5 năm kể từ năm 2009  và chính phủ  hoàn trả thuế để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thiệt hại. Từ tháng 3/2010 tới 1/1/2012 Mỹ thực hiện miễn thuế lợi nhuận vốn đầu tư đối với cổ phần mà doanh nghiệp vừa và nhỏ đã mua hợp pháp. Nhật tuyên bố hoàn trả thuế năm trước cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bị lỗ thời gian qua, đồng thời dành ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mua trang thiết bị mới để nâng cấp doanh nghiệp.

- Thuế tiêu dùng và giá trị gia tăng (GTGT) nhìn chung đều có xu hướng tăng. Hơn nữa, một số nước lại áp dụng thêm loại thuế mới đối với một số ngành để bảo vệ tài nguyên và phòng chống rủi ro..
Thuế tiêu dùng tăng, chủ yếu áp dụng cho những mặt hàng không được khuyến khích hoặc phải tiết kiệm tiêu dùng như thuốc lá, rượu, nhiên liệu. Các nước như Đức, Nhật, Australia, Hungary, Hy Lạp, Ireland, Nga đều tăng thuế tiêu dùng đối với những mặt hàng này để giảm nhập khẩu.

Một số nước tăng thuế GTGT nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách, 17 nước thành EU đã áp dụng chính sách tăng thuế GTGT để bù đắp thâm hụt ngân sách.

Một số nước ban hành loại thuế mới nhằm hạn chế khai thác tài nguyên,  khoáng sản quý hiếm như thuế tài nguyên. Australia và Nga bắt đầu thực hiện từ năm 2011 và 2012. Một số nước bắt đầu thực hiện “Thuế ô nhiễm môi trường”, “Thuế xả khí thải” như Nhật Bản, Ireland, nhưng lại miễn giảm thuế cho doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng tái sinh cũng như nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường. Từ năm 2009 tới 12/2010, Mỹ  đã hai lần miễn giảm thuế cho doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái sinh. Hungary miễn thuế cho xe ô tô chạy điện. Australia tuyên bố từ 7/2011 tới 6/2015 miễn thu thuế cho những “kiến trúc xanh” tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

Để phòng chống rủi ro tài chính tiền tệ, một số nước bắt đầu áp dụng “Thuế ngân hàng”. Hungary tuyên bố từ 1/7/2010 tới trước cuối năm 2012 sẽ soạn thảo và công bố sắc lệnh “Thuế ngân hàng”. Đức tuyên bố năm 2010 bắt đầu ban hành “Luật tái cơ cấu Ngân hàng” trong đó tiến hành thu thuế ngân hàng.

Các nhà kinh tế cho rằng nhìn chung, các nước đã sử dụng tương đối có hiệu quả công cụ thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tổn thất trong khủng hoảng tiền tệ vừa qua. Xu thế này vẫn được các nước tiếp tục áp dụng trong thời gian tới.

(Tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế 24h: Thảm họa nối liền thảm họa
  • Kinh tế 24h qua: Số phận đồng Euro
  • Chè xuất khẩu: Để vừa “có tiếng” vừa “có miếng”
  • Phương Tây sẽ bị của các nước mới nổi “hạ bệ”
  • Thế giới tuần 16-22/5: USD vẫn độc tôn
  • Hệ lụy chính trị-kinh tế của “vụ Strauss-Kahn”
  • OECD: Không tồn tại khủng hoảng nợ châu Âu
  • Kinh tế 24h qua: Trung Quốc đổ xô mua vàng