Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguy cơ thiếu hụt nguồn tài nguyên kim loại hiếm

Tỷ lệ tái sử dụng thấp với các kim loại hiếm như lithium sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển các công nghệ xanh. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Thất bại trong tái sử dụng kim loại, đặc biệt là kim loại quý hiếm như lithium, neodymium, gallium… không chỉ tạo ra các nguồn phế thải lớn và hủy hoại môi trường mà còn đe dọa quá trình phát triển các công nghệ sạch do thiếu các kim loại thiết yếu.

Đây là lời cảnh báo được Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Giám đốc chấp hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), ông Achim Steiner, đưa ra ngày 25/5.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ông Steiner nhấn mạnh hành động khẩn cấp để quản lý bền vững kim loại được tái sử dụng không chỉ giúp tăng nguồn cung cấp, giảm giá kim loại mà còn có tầm quan trọng sống còn đối với sức khoẻ con người trong tương lai, thúc đẩy phát triển và tăng tính cạnh tranh của công nghệ cao và nền kinh tế Xanh, kéo dài thời gian khai thác các mỏ và các nguồn kim loại dự trữ trong tự nhiên.

Nghiên cứu về tỷ lệ tái sử dụng kim loại sắp của UNEP cho biết trong số 60 kim loại được nghiên cứu, chưa đầy 1/3 số này có tỷ lệ tái sử dụng khoảng 50% và 34 kim loại có tỷ lệ tái sử dụng dưới 1%. Các kim loại như sắt, thép, đồng, nhôm, thiếc và chì có tỷ lệ tái sử dụng từ 25-75% trên toàn cầu nhưng vẫn đặc biệt thấp ở các nước đang phát triển.

Tỷ lệ này được UNEP đánh giá là “đặc biệt thất vọng” vì không giống như các nguồn tài nguyên khác, kim loại là nguồn tài nguyên hoàn toàn có thể thu thập, chế biến và tái sử dụng trong các sản phẩm mới. Trong khi thúc đẩy nền kinh tế thế giới thân thiện hơn với môi trường, công nghệ sạch phụ thuộc rất lớn vào việc tăng tỷ lệ tái sử dụng kim loại, đặc biệt là các kim loại quý hiếm cần để chế tạo các sản phẩm công nghệ cao và sạch như tuabin gió, tế bào quang điện, hệ thống ánh sáng hiệu quả năng lượng cao…

Nhiều loại kim loại quý hiếm này chỉ phân bố ở những vùng nhất định trên hành tinh với khối lượng không lớn. Tỷ lệ tái sử dụng kim loại quá thấp hiện nay đe dọa các công nghệ cao và sạch không còn các kim loại quý hiếm này để sử dụng.

Nghiên cứu của UNEP nhấn mạnh trong khi nhu cầu thép toàn cầu tới 1,3 tỷ tấn/năm và nhu cầu sử dụng các kim loại như đồng và nhôm đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua, tăng tỷ lệ tái sử dụng thông qua hệ thống thu thập và cơ sở hạ tầng tái sử dụng tốt hơn, đặc biệt ở các nước đang phát triển, có thể giảm được nhiều tỷ tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tạo được nhiều việc làm xanh.

Chế biến sản phẩm mới từ kim loại được tái sử dụng giảm được từ 2-10 lần nguồn năng lượng so với bắt đầu từ quặng kim loại, góp phần tích cực đáp ứng mục tiêu giữ nhiệt độ Trái Đất tăng dưới 2 độ C vào năm 2050.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Đối thoại Mỹ - Trung: Không lựa chọn cũng là một lựa chọn
  • Thị trường đất hiếm: Thực trạng và triển vọng
  • Canh bạc “dầu mỏ” của FED
  • Kinh tế 24h: Nhiều thách thức đe dọa thế giới
  • Tương lai của IMF
  • Trung – Mỹ liệu có xung đột?
  • Giải mã "bước đi" thống trị nền kinh tế toàn cầu của Trung Quốc
  • Lạm phát: Nỗi lo không của riêng ai