Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Căng thẳng tiền tệ "leo thang" tại các quốc gia mới nổi

Các quan chức Thái Lan sẽ xem xét tới các quy định kiềm chế dòng vốn đầu tư nhằm quản lý đồng Bạt

Áp lc tăng cao đi vi đồng tin tca các quc gia mi ni tại khu vực châu Á đang dấy lên hàng loạt các cuc đàm thoi liên quan ti nhng hành đng can thip ca các chính phvà ngân hàng TW trong vùng.

Các quan chức cấp cao của các ngân hàng TW Thái Lan và Ấn Độ là những người phàn nàn gay gắt nhất về việc những dòng tiền đầu tư lớn từ phương Tây đổ vào khu vực này nhằm nỗ lực tìm kiếm những khoản lời cao hơn đã đẩy giá trị các đồng tiền tệ bản địa lên cao hơn và trong trường hợp của Ấn Độ, nó là yếu tố châm ngòi cho lạm phát. Mối lo ngại về sự mạnh lên của các đồng tiền tệ trong vùng so với đồng Đô la Mỹ ngày càng gia tăng tại châu Á, đặc biệt là trường hợp của đồng Nhân dân tệ. Đã có những cảnh báo rằng thế giới đang có nguy cơ lâm vào một cuộc chiến tiền tệ khi các quốc gia đưa ra những biện pháp can thiệp nhằm hạ thấp giá trị các đồng tiền tệ của họ.

Từ lâu Mỹ đã phàn nàn về việc Trung Quốc kìm giá đồng tiền tệ của họ so với đồng bạc xanh. Cũng có những chỉ trích về động thái của Nhật trong việc can thiệp vào thị trường tiền tệ trong tháng trước nhằm ngăn chặn sự tăng giá của đồng Yên. Đồng Bạt của Thái Lan đạt tới mức cao của 13 năm với 29,92 Bạt đổi một USD vào hôm thứ 4 (6/10) cũng đã tăng 4% giá trị so với tháng trước và thêm 11,3% trong năm nay. Đồng Rubi của Ấn Độ đã chạm tới mức cao của 2 năm với 44,15 Rubi đổi một USD trước khi giao dịch ở mức 44,3 Rubi đổi một USD. Đồng tiền tệ này đã tăng 14,5% kể từ tháng 3/2009 sau khi rơi xuống mức thấp của 10 năm với 51,82 Rubi đổi một USD và chỉ tăng 3,9% kể từ vụ sụp đổ của Lehman Brothers trong tháng 9/2008. Hai đồng tiền tệ này đã mạnh lên trong ngày thứ 4 (6/10) bất chấp những gợi ý của ông Wongwatoo Potirat - giám đốc ngân hàng Thái Lan và ông Subir Gokarn - phó thống đốc ngân hàng dự trữ Ấn Độ rằng sắp tới sẽ có những hành động tích cực nhằm kiềm chế những áp lực tăng giá tiền tệ. Ông Wongwatoo cho biết, ngân hàng Thái Lan đang cân nhắc những quy định hạn chế những dòng tiền từ bên ngoài vào với nỗ lực quản lý đồng Bạt, trong khi đó, ông Gokarn lại tiết lộ rằng ngân hàng dự trữ Ấn Độ sẽ xem xét giải quyết những mối đe dọa tiềm ẩn từ các dòng vốn bên trong. Tuy nhiên, những tín hiệu từ cả hai quốc gia này vẫn chưa rõ ràng. Các nhà kinh tế dự đoán chắc chắn rằng Thái Lan sẽ phải dùng đến những biện pháp kiểm soát vốn trừ phi áp lực tiền tệ yếu dần. Tuy nhiên, tới cuối tháng 9, ông Tarisa Watanagase - thống đốc ngân hàng Thái Lan đã phủ nhận việc đang diễn ra những cuộc thảo luận nghiêm túc.

Theo ông Pranab Mukherjee - Bộ trưởng tài chính Ấn Độ không cần can thiệp để giảm giá trị đồng Rubi hay không cần những biện pháp kiểm soát vốn đối với các dòng tiền đầu tư. Vấn đề đặt ra là liệu ngân hàng Nhật có can thiệp vào thị trường tiền tệ lần thứ hai hay không. Các ngân hàng TW của Philipin, Indonesia và Malaysia đã chỉ rõ rằng họ có thể sẽ can thiệp để giảm những dao động hay giải quyết những trường hợp tăng đột biến mặc dù các quan chức của Malaysia cũng đã khẳng định rằng những hành động nhằm hạ thấp giá trị đồng tiền tệ này là không cần thiết.

(Theo Bùi Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Triển vọng kinh tế thế giới năm 2011
  • Phân tích-Dự báo: Mất cân bằng thương mại toàn cầu có thể còn kéo dài
  • 37 nước đạt thỏa thuận chống hàng giả
  • Ngoại ngữ đem lại cơ hội cho cá nhân, doanh nghiệp
  • Các đồng tiền vào cuộc đua giảm giá?
  • Krugman: Kinh tế Mỹ 2010 lặp lại kịch bản 1938?
  • Hậu quả tai hại của đối đầu thương mại Mỹ-Trung
  • Giá hàng hóa tăng cao gây nguy cơ khủng hoảng lương thực