Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

OECD: Không tồn tại khủng hoảng nợ châu Âu

Hôm 20/5, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Angel Gurria bảy tỏ tin tưởng vào tương lai của đồng euro và cho rằng, vấn đề nợ công hiện tại ở khu vực này không thể gọi là “khủng hoảng nợ công châu Âu”.

Theo ông, các nước châu Âu có những vấn đề không liên quan đến nhau.

Tây Ban Nha là một trong số các thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu bên cạnh những nước như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha đang phải chịu gánh nặng nợ công.

Nước này hiện đang phải đối mặt với những thách thức lớn như: thâm hụt, thị trường lao động, hưu trí, hệ thống tài chính và thương lượng tập thể. Tuy nhiên, ông Gurria cho biết, hầu hết các vấn đề của Tây Ban Nha hiện đang được giải quyết.

Theo ông, vấn đề hiện tại ở khu vực châu Âu khó có thể giải quyết trong một thời gian ngắn, bởi mỗi quốc gia đều có nguyên nhân riêng cho tình hình hiện tại. Trong khi đó, các vấn đề mới lại tiếp tục phát sinh, do đó, hàng loạt nỗ lực là cần thiết, tuy nhiên cần phải có thời gian.

Ông nói: “Vấn đề tài chính chung của các nước trong khu vực là cần giảm mức nợ của mình. Tuy nhiên, chỉ có 3 quốc gia là Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha là hiện đang có các vấn đề về tài chính công vì những nguyên nhân khác nhau.”

Đề cập đến gói cứu trợ 1.000 tỷ EUR được các nhà lãnh đạo châu Âu chấp thuận tuần trước, ông cho rằng, châu Âu hiện đang xây dựng một mạng lưới an toàn rất mạnh, tuy nhiên họ cũng đang nỗ lực nhằm đảm bảo không nước nào phải sử dụng tới mạng lưới đó.

Mặc dù thừa nhận rằng những vấn đề liên quan đến nợ công hiện tại có ảnh hưởng tiêu cực tới đồng EUR, tuy nhiên, ông Gurria nhấn mạnh, điều đó không có nghĩa là đồng EUR đang gặp nguy hiểm. Ông cho rằng, khu vực eurozone sẽ tiếp tục phát triển và có thêm nhiều thành viên nữa tham gia khu vực. Theo ông, đồng EUR sẽ tiếp tục giữ vị thế là đồng tiền dự trữ ngoại hối uy tín trên thế giới.

Ông cho rằng, vấn đề hiện tại của các nước đang có mức nợ công cao là họ không có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với khủng hoảng ở châu Âu. Tuy nhiên, hiện tại những nước này đã thay đổi các quy tắc và tập trung giải quyết các vấn đề của mình.

Các vấn đề nợ công đã gây khó khăn cho khu vực đồng euro, thậm chí cả Liên minh châu Âu trong nhiều tháng kể từ khi Hy Lạp có nguy cơ bị vỡ nợ. Tuy nhiên, lãnh đạo các nước trong khu vực và IMF hiện đang tìm cách ngăn chặn không để nước này bị vỡ nợ và ảnh hưởng tới các thị trường liên quan khác.

(Vitinfo)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế 24h qua: Trung Quốc đổ xô mua vàng
  • FAO: Lãng phí tới 1,3 tỷ tấn lương thực mỗi năm
  • Mỹ, Trung tương phản và cuộc chơi của thế giới
  • Kinh tế 24h qua: Nhà đầu tư lo sợ
  • World Bank dự báo các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng 4,7% giai đoạn 2011 - 2025
  • Giá hàng hóa tăng cao sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay
  • Cuộc chiến thương mại Âu – Trung hết sức căng thẳng
  • Mỹ dùng biện pháp mạnh với Trung Quốc