Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thách thức chủ chốt trong chống biến đổi khí hậu

Ảnh minh họa.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã khẳng định giảm lượng khí thải CO2 trong sản xuất điện là thách thức chủ chốt phải vượt qua để đáp ứng mục tiêu chống biến đổi khí hậu, theo đó không để nhiệt độ Trái Đất tăng quá 2 độ C vào năm 2035.

Nghiên cứu của IEA công bố ngày 30/5 nhấn mạnh sản xuất điện là nguồn thải khí CO2 lớn nhất và tăng nhanh nhất. Tổng sản lượng điện toàn cầu tăng 55% trong khoảng thời gian từ năm 1990-2008, nhưng lượng khí thải CO2 từ tăng sản lượng điện này lại tăng tới 64,5%.

Nghiên cứu của IEA cũng cho thấy để đạt được mục tiêu then chốt chống biến đổi khí hậu, cộng đồng thế giới phải tiến tới nguồn cung cấp điện ít thải CO2 và để đạt được nguồn cung cấp điện này, cần sự chuyển đổi lớn chưa từng thấy trong sản xuất điện.

Ngoài hàng trăm tỷ USD để chuyển đổi phương thức sản xuất điện toàn cầu, nguồn kinh phí khổng lồ khác cũng cần được chi để tăng hiệu quả năng lượng, hiệu quả sử dụng điện, tăng các nguồn sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái sinh…

Sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh có thể đáp ứng 47% chỉ tiêu giảm khí thải CO2 vào năm 2035. Tuy hiện nay nhiên liệu hoá thạch vẫn chi phối quá trình sản xuất điện nhưng các nguồn năng lượng tái sinh đang là nguồn năng lượng tăng nhanh nhất trong sản xuất điện. Tiến trình tăng này cho thấy mục tiêu giảm nhanh khí thải CO2 trong sản xuất điện hoàn toàn khả thi vào năm 2035.

Nghiên cứu của IEA cho rằng có nhiều giải pháp để ngành sản xuất điện trở thành ngành kinh tế xanh thông qua các chính sách mạnh, các đường lối mới để khuyến khích đầu tư và đặt các mục tiêu năng lượng dài hạn.

Các thị trường điện thế giới cần tư duy lại để thúc đẩy các nguồn sản xuất điện ít khí thải chiếm thị phần lớn trong sản xuất điện tương lai cũng như tăng cường các phương tiện vận tải sử dụng năng lượng điện hoặc sử dụng kết hợp giữa nhiên liệu hoá thạch và năng lượng điện hoà nhập mạng điện quốc gia.

Cùng ngày, IEA công bố báo cáo cho thấy lượng khí CO2 trên toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 30,6 gigatonnes (Gt) trong năm 2010, trong đó 44% lượng khí thải là từ than đá, 36% từ dầu mỏ và 20% từ khí đốt tự nhiên.

Đây là một tín hiệu xấu vì năm ngoái, lượng khí thải CO2 đã giảm trên phạm vi toàn cầu, nhưng năm 2010 lại phá kỷ lục của năm 2008 (29,3 Gt), tăng 5%. IEA cho biết 40% lượng khí thải là từ các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Để thực hiện được mục tiêu giới hạn nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2 độ C, lượng khí thải toàn cầu phải nhỏ hơn 32 Gt vào năm 2020.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Bóng mây u ám đang bao phủ nền kinh tế toàn cầu
  • Các nền kinh tế đang tăng trưởng ở mức chậm
  • TS. Nguyễn Minh Phong: Kinh tế toàn cầu còn gặp "gió chướng"?
  • Goldman Sachs: Thủ phạm chính gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu?
  • Hiểu biết 'ngây thơ' của người Mỹ về Trung Quốc
  • Phản ứng của kinh tế thế giới về cái chết của Bin Laden
  • Trung Quốc sẽ 'gánh nợ' giúp châu Âu
  • Hy sinh tăng trưởng, “thần dược” trị lạm phát?