Nếu coi truyền thông như một tấm áo khoác che thân, có vẻ như bộ cánh của "vương quốc ở giữa" đang quá kín kẽ lại không được tán thưởng nhiều như họ nghĩ.
Ngay từ năm 1921, học giả Walter Lippmann đã cho rằng suy nghĩ của con người về thế giới thực đã bị quyết định bởi lăng kính truyền thông. Chúng ta đang nhìn thế giới qua con mắt của các nhà báo. Những thông tin chi phối trên truyền thông đại chúng, cho dù đúng hay sai so với thực tế, sớm hay muộn cũng sẽ chi phối nhận định của dư luận và của chính sách. Do vậy, người ta có thể nghiên cứu nội dung các vấn đề đang được phản ánh nhiều trên truyền thông để dự báo những vấn đề được dư luận coi là quan trọng, và qua đó sẽ được phản ánh vào chính sách của Nhà nước.
Chẳng hạn, cùng là các thảm họa thiên tai thảm khốc như nhau, nhưng thảm họa nào được đề cập nhiều trên truyền thông, thảm họa đó sẽ được dân chúng và các tổ chức từ thiện quan tâm và giúp đỡ nhiều hơn.
Chính vì vậy, khi mà hình ảnh của mỗi quốc gia đang dần xấu đi trên truyền thông quốc tế, thì đó cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm về sự sa sút uy tín của quốc gia đó trên trường quốc tế.
Uy tín của Trung Quốc đang bị giảm sút trên truyền thông toàn cầu
Đó là kết luận có thể nhìn thấy ngay từ một nghiên cứu gần đây về hình ảnh của Trung Quốc trên truyền thông quốc tế của Media Tenor, tập đoàn nghiên cứu truyền thông toàn cầu, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ, về hình ảnh của Trung Quốc trên báo giới quốc tế từ 2009 đến 2011. Cụ thể trong khoảng thời gian này, có đến hơn 50% trong số các bài báo/tin tức được phân tích trên 30 cơ quan truyền thông hàng đầu trên thế giới đánh giá Trung Quốc một cách "tiêu cực" trong ba năm vừa qua. Chỉ có hơn 15% nhìn về quốc gia này một cách tích cực, trong khi 35% còn lại không đưa ra cách đánh giá cụ thể.
Đáng chú ý, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng, trong số các tin tức về Chính phủ Trung Quốc (chính sách, quan hệ đối ngoại, chiến lược phát triển,... ), có tới 70% số tin bài mang nội dung tiêu cực, và chỉ có khoảng 5% số tin tích cực. Mức độ tiêu cực chiếm đa số như vậy rõ ràng là một điều rất đáng suy nghĩ cho các nhà cầm quền Trung Quốc.
Theo Media Tenor, nguyên nhân chính dẫn tới quan điểm không đồng thuận của báo chí quốc tế với chính phủ Trung Quốc bắt nguồn từ các tranh cãi liên quan đến kiểm duyệt Internet giữa nước này với Google, mâu thuẫn thương mại Mỹ - Trung, bất ổn ở một số vùng tự trị, và căng thẳng gia tăng trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc với các nước láng giềng trong thời gian gần đây.
![]() |
Nguồn: The Media image of China, Media Tenor (2011)
Siêu cường kinh tế trên truyền thông
Xét trên góc độ kinh tế, đánh giá chung của truyền thông quốc tế về tình hình kinh tế và kinh doanh ở Trung Quốc là tương đối đa dạng, với xu hướng nhìn chung là tích cực (30% tích cực, 55% trung lập).
Cũng như ở nhiều nền kinh tế tăng trưởng nóng khác, lo ngại lớn nhất của Trung Quốc vẫn nằm ở nguy cơ lạm phát gia tăng, vốn đã vượt xa dự đoán của nước này, dù cho nhiều biện pháp thắt chặt tài khóa và tiền tệ đã được áp dụng.
"Mục gỡ điểm" nhiều nhất của cường quốc kinh tế thứ hai thế giới là đánh giá tích cực về nhu cầu thị trường, sản xuất, và cán cân thương mại. Điều này có được là nhờ nhu cầu khổng lồ của Trung Quốc về nguyên liệu thô (làm gia tăng giá trị xuất khẩu ở nhiều nước), lượng dữ trữ ngoại tệ lớn, và thặng dư thương mại có được của quốc gia này so với các quốc gia khác.
Nhìn chung, trong thời kì khủng hoảng, "công xưởng thế giới" vẫn được nhìn nhận là có vai trò quan trọng trong việc vực dậy niềm tin vào sự phục hồi kinh tế của toàn cầu, trong bối cảnh Eurozone vẫn đang loay hoay giải quyết vấn đề khủng hoảng nợ, Nhật Bản bị kéo lại do thảm họa thiên nhiên và chia rẽ chính trị, và Mỹ thì đang dần mất đi vị thế độc tôn kinh tế của mình.
![]() |
Nguồn: The Media image of China, Media Tenor (2011)
Phân loại theo "quốc tịch" của các hãng truyền thông, các nước thuộc khối BRICS đưa nhiều tin tích cực nhất về Trung Quốc, trong khi truyền thông phương Tây lại có xu hướng nghiêng về các mặt tiêu cực. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, BRICS đang thể hiện sự quan tâm rất lớn đối với Trung Quốc, quốc gia đầu tàu trong các nền kinh tế mới nổi.
![]() |
Như vậy, có thể thấy rằng truyền thông quốc tế một mặt "tỏ thái độ" với hình ảnh Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là những điểm chưa phù hợp trong chính sách đối ngoại, nhưng mặt khác lại vẫn đánh giá vai trò quan trọng của Trung Quốc đối với thế giới, đặc biệt là sức mạnh kinh tế và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của quốc gia này.
Tuy nhiên, theo Media Tenor, nếu hình ảnh Trung Quốc tiếp tục xấu đi trong con mắt truyền thông quốc tế như hiện nay, về lâu dài nó sẽ gây ra những tác động tiêu cực về cả lợi ích kinh tế và xã hội của quốc gia này.
Buổi Lễ tôn vinh 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011 cùng Diễn đàn VNR500 năm 2012 với chủ đề: Tầm nhìn chiến lược: Doanh nghiệp lớn và thách thức toàn cầu, sẽ diễn ra vào ngày 13/1/2012 tại dinh Thống Nhất, TP.HCM. Đây là năm thứ 5 liên tiếp, Bảng xếp hạng VNR500 được công bố để vinh danh những doanh nghiệp có đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm qua. Cũng tại buổi Lễ này, lần đầu tiên tại châu Á, Tập đoàn truyền thông danh tiếng Media Tenor của Thụy Sỹ sẽ chính thức công bố giải thưởng Quốc gia châu Á và Doanh nghiệp châu Á có ảnh hưởng lớn nhất trên truyền thông Quốc tế. |
(VEF)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com