Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bán rẻ cá tra vào Mỹ, chỉ lợi trước mắt

Không phải ngẫu nhiên mà hiệp hội Chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) mở hẳn chiến dịch truyền thông bôi bẩn con cá tra Việt Nam trên trang web www.safecafih.com hồi cuối tháng 5 vừa qua.

Ông B. Schoroth, đại diện một văn phòng luật sư tại Mỹ, chuyên tư vấn pháp lý vụ kiện chống phá giá cá tra cho doanh nghiệp cũng cảnh báo: “Việc liên tục tăng sản lượng xuất khẩu và giảm giá bán sẽ khiến Việt Nam khó có cơ hội để phía Mỹ rút ra khỏi vụ kiện”.

Trong buổi hội thảo xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ do Vasep tổ chức ngày 14.6, văn phòng luật của ông B. Schoroth còn trưng bằng chứng chi tiết về tình trạng cá tra Việt Nam ngày một bán rẻ tại thị trường Mỹ. Cụ thể: nếu như quý 1/2008, cá tra bán lẻ có mức giá 1,95 USD/pound, thì đến quý 4 giảm 10 cent, còn 1,85 USD. Đà giảm giá tiếp tục xảy ra trong suốt năm 2009 và những tháng đầu năm 2010. Giá cá quý 1/2009 là 1,80 USD/pound, quý 2/2009: 1,75 USD, quý 3/2009: 1,65 USD, quý 4/2009: 1,50 USD và qua quý 1/2010 chỉ còn 1,45 USD. Song song với đà hạ giá là việc doanh nghiệp liên tục tăng sản lượng xuất khẩu. Quý 1/2008, thị trường Mỹ nhập 8.100 tấn cá da trơn từ 11 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam cung cấp tới 5.100 tấn, chiếm 63%. Đà tăng được ghi nhận đến quý 1/2010 là 8.800 tấn, chiếm 75% thị phần.

“Để tránh bị phía Mỹ “dòm ngó”, doanh nghiệp phải bán từ 1,65 – 1,70 USD/pound mới an toàn”, ông B. Schoroth khuyến cáo như vậy.

Số liệu thống kê của hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cũng cho thấy, từ ngày 1.1 đến 31.5.2010, doanh nghiệp bán 16,8 ngàn tấn cá tra, trị giá 52,824 triệu USD vào thị trường Mỹ. So với một số nước như Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan… thì Việt Nam có mức giá bán thấp nhất. Cụ thể, giá cá tra, basa philê đông lạnh nhập khẩu vào Mỹ hồi tháng 2.2010 của Campuchia là 2,889 USD/kg, Trung Quốc 4,873 USD/kg, Thái Lan 3,032 USD/kg, trong khi Việt Nam chỉ có 2,297 USD.

Theo Vasep, hiện có khoảng trên dưới 20 doanh nghiệp xuất cá tra vào Mỹ. Việc có nhiều đơn vị chỉ phải chịu mức thuế chống phá giá bằng 0% là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cạnh tranh giá bán. Hơn nữa, theo tìm hiểu của Sài Gòn Tiếp Thị, từ 2007 đến nay, có khá nhiều doanh nghiệp lập công ty con tại Mỹ với hình thức góp vốn liên kết với nhà nhập khẩu. Giám đốc một doanh nghiệp tiết lộ, luật Mỹ chỉ điều tra giá cá bán ra tại thị trường Mỹ, do đó, hệ thống công ty con có thể bán với mức bao nhiêu cũng được, nếu bị phát hiện có biểu hiện bán phá giá thì cùng lắm là cho phá sản. Tuy nhiên, đối phó bằng mánh khoé này, theo ông Trần Thiện Hải, chủ tịch Vasep sẽ rất khó có thể qua mắt bộ Thương mại Mỹ (DOC). Bởi theo ông, DOC hoàn toàn có thể điều tra ngược lại để so sánh mức giá mà doanh nghiệp bán cho các công ty con với giá từ công ty con bán ra trên thị trường.

“Tôi khẳng định rằng không ai có thể giấu được việc mình bán giá cá quá thấp. Nếu chúng ta tiếp tục cạnh tranh như vậy, Mỹ sẽ nâng mức thuế chống phá giá trong các đợt xem xét hành chính năm. Điều quan trọng hơn là con cá tra sẽ khó có cơ hội thoát ra khỏi vụ kiện”, ông Trần Thiện Hải cảnh báo như vậy.

( Theo Hoàng Bảy // SGTT Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá nhôm có thể tăng bởi thiếu cung
  • FAO: Giá lương thực sẽ tăng trong giai đoạn 2010 – 2019
  • Xuất khẩu sữa của Niu Dilân sẽ tăng 58% trong vào năm 2014
  • Thịt đông lạnh vẫn nhộn nhịp về cảng
  • Giá cà phê Việt Nam tăng bởi lo dự trữ giảm
  • Hàng đông lạnh nhập khẩu: Hai cơ quan bắt tay kiểm soát
  • Phân phối gạo: Chưa giải nổi chuyện gạo bị làm giá
  • Kiểm dịch hàng đông lạnh nhập khẩu: Chặt quá hóa tốn kém
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo