Hơn nữa, giá nhiều mặt hàng nguyên nhiên vật liệu đầu vào đã giảm mạnh đến 30-50% so với năm 2008 như sắt thép, phôi thép, phân bón, xăng dầu… sẽ làm cho giá trị hàng NK giảm mặc dù lượng có thể tăng nhẹ. Hơn nữa, do Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động ngay từ đầu năm 2009 nên lượng xăng dầu NK trong 2009 sẽ giảm. Dự tính, lượng NK xăng dầu năm 2009 khoảng 11 triệu tấn với kim ngạch khoảng 6 tỷ USD. Đồng thời khó khăn về thị trường XK cũng làm nhu cầu NK nguyên liệu cho sản xuất hàng XK sẽ giảm sút…; (Tính chung, kim ngạch NK cả năm 2008 ước khoảng 82 tỷ USD, tăng gần 31% so với năm trước. Nhập siêu năm 2008 khoảng 18- 18,5 tỷ USD, bằng 28,1- 29,2% kim ngạch XK).
Mặt khác, lường trước những khó khăn tác động đến hoạt động xuất khẩu (XK) trong năm 2009, đồng thời nhằm đạt mục tiêu kim ngạch đạt XK 72 tỷ USD (ước kim ngạch XK cả năm 2008 khoảng 63,5- 64 tỷ USD, tăng 30,8- 31,8% so với năm 2007); Bộ Công Thương đã kiến nghị với Chính phủ các giải pháp đẩy mạnh XK và hạn chế nhập siêu.
Đó là, triển khai các biện pháp hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu. Trong đó, tiếp tục nghiên cứu giảm lãi suất cơ bản trong tháng 12/2008 và điều chỉnh lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường trong năm 2009; nghiên cứu cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay XK với lãi suất ưu đãi thông qua việc giảm lãi suất tái cấp vốn, hỗ trợ lãi suất và các hình thức hỗ trợ khác; xem xét tạm thời không áp dụng thuế NK các mặt hàng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng XK với các mặt hàng nhựa, nguyên liệu thủy sản, điều nguyên liệu, xơ sợi… tạo điều kiện để DN giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể, tôm nguyên liệu, điều nguyên liệu, sơ sợi thực hiện thuế NK bằng 0%, miễn thu thuế tiết kiệm vải 3%... Trước mắt, xem xét lùi thời hạn thu thuế XK đối với sản phẩm gỗ XK được sản xuất từ gỗ nguyên liệu NK và tiến tới loại bỏ thuế XK này.
Tiếp đó là tăng cường công cụ của Ngân hàng Phát triển để hỗ trợ DN sản xuất, xuất khẩu theo hướng bổ sung nguồn vốn và đơn giản hóa thủ tục cho vay, cụ thể bổ sung hình thức cho vay tín chấp, thế chấp bằng hàng hóa của DN; xem xét tiếp tục giảm mức lãi suất cho vay tín dụng XK phù hợp với tình hình thực tế và thực sự có tác dụng hỗ trợ các DN trong giai đoạn khó khăn; bổ sung danh mục mặt hàng và lĩnh vực được vay vốn đầu tư sản xuất gồm: gạo, dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng, cao su, nhóm hàng cơ khí, sắt thép, các sản phẩm từ gang thép, vật liệu xây dựng và túi xách- valy- ô dù; triển khai nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng nhằm đẩy mạnh XK đối với một số mặt hàng XK như gạo, nông sản…
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng kiến nghị các hình thức hỗ trợ XK qua việc nghiên cứu các hình thức hỗ trợ nông dân phù hợp cam kết WTO về hỗ trợ nông nghiệp; thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại theo phương thức tập trung hỗ trợ trực tiếp cho các mặt hàng và hợp đồng XK, quan tâm đến các thị trường lớn, truyền thống như Bắc Phi, Trung Đông, Mỹ La tinh ở cả cấp Chính phủ và DN.
Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành hàng khuyến cáo các DN rà soát các hợp đồng XK đã ký, nhất là các hợp đồng dài hạn, hợp đồng có kỳ hạn. Các DN đặc biệt chú ý đến khả năng thanh toán của đối tác, phối hợp với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tìm hiểu thông tin về tình trạng pháp lý và khả năng thanh toán của đối tác nhằm giảm thiểu rủi ro.
(Theo báo Hà nội mới )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com