Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cạnh tranh xuất khẩu sẽ khốc liệt hơn

Tại cuộc đối thoại truyền hình trực tuyến giữa các chuyên gia kinh tế hàng đầu của châu Á hôm nay (10/3), nhiều ý kiến cho rằng, các hoạt động tự vệ thương mại giữa các quốc gia sẽ gia tăng, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu phải cạnh tranh quyết liệt hơn.

Các đại biểu thảo luận trong buổi Tọa đàm qua truyền hình trực tuyến. Ảnh:Chinhphu.vn

Tại cuộc đối thoại, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm về phương thức nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu trong bối cảnh hậu khủng hoảng.

Chuyên gia kinh tế Shahid-Yosuf  từ Ngân hàng Thế giới cho rằng, sự phục hồi kinh tế thời gian vừa qua, cụ thể tại Nhật Bản, Hàn Quốc chính là do sự tác động của phục hồi xuất khẩu.

Nhận thức vai trò quan trọng của xuất khẩu, nước Mỹ cũng dự tính tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu của mình  trong vòng 5 năm tới, từ mức 1.500 tỷ USD lên 3.000 tỷ USD. Việc nước Mỹ, thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, người dân tiết kiệm nhiều hơn, xuất khẩu mạnh hơn, cũng gây nhiều khó khăn cho nhiều nước khác.

Trong giai đoạn hậu khủng hoảng, các hoạt động tự vệ thương mại giữa các quốc gia như thiết lập hàng rào kỹ thuật sẽ gia tăng, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu phải cạnh tranh quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh này đặc biệt mạnh hơn trong những nước có thu nhập trung bình, có lợi thể nhân công rẻ.

Chuyên gia kinh tế Yongding Yu, Viện Chính trị Kinh tế Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ trên thế giới không thể bằng trước khi khủng hoảng.

Thời kỳ hậu khủng hoảng, hàng hóa, dịch vụ của Trung Quốc đang gặp nhiều vấn đề bảo hộ từ phía Mỹ và châu Âu nên không thể tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nhu cầu quốc tế. Với thị trường nội địa rộng lớn và mức tiêu dùng đang tăng, Trung Quốc đang dần chuyển đổi hình thái kinh tế của mình sang dựa nhiều hơn vào cầu nội địa.

Trung Quốc đang chuyển hướng dần sang các mặt hàng có hàm lượng khoa học công nghệ cao hơn, tiến lên bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị.

Đại diện phía Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho biết, trong thời kỳ suy giảm kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam có sụt giảm do giá cả hàng hóa giảm dù lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng. Việt Nam đã thực hiện một số chính sách để thúc đẩy xuất khẩu, tạo thuận lợi cho mọi doanh nghiệp có thể tham gia xuất khẩu.

Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do cũng tạo ra những bước nhảy lớn cho Việt Nam trong việc tăng trưởng xuất khẩu. Đơn cử, từ khi có hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này tăng gấp 15 lần.

Việt Nam đang xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn 2011-2020, mục tiêu là duy trì tăng trưởng nhanh khoảng 7,5% trong 10 năm. Do vậy, Việt Nam cần thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển một cách bền vững.

Bên cạnh đó, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam cũng đang được thực hiện, trong đó yếu tố khoa học công nghệ cũng sẽ tăng lên so với các yếu tố về vốn hay lao động. Ngoài việc đáp ứng những thị trường mới, tiềm năng, hàng hóa Việt Nam sẽ phải nâng cao hơn nữa chất lượng để có thể thâm nhập vào những thị trường khó tính và được bảo hộ cao.

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường xuất khẩu nào cho hạt gạo Việt Nam?
  • Thương mại toàn cầu giảm 12% trong năm 2009
  • Thị trường lúa, gạo năm 2010: Doanh nghiệp hồi hộp, nông dân bất an
  • Cần chống độc quyền tăng giá xăng
  • Kiềm chế nhập siêu: nhiệm vụ bất khả thi?
  • GDP quý 1 sẽ cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2009
  • Quốc tế giảm, tại sao trong nước giá vé máy bay tăng?
  • Giải pháp nào chống nhập siêu từ Trung Quốc?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo