Theo các chuyên gia, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Thứ nhất, Brazil và Ấn Độ, hai nước trồng mía và sản xuất đường lớn trên thế giới bị mất mùa mía trong hai vụ mùa mía đường liên tiếp. Ông Emmanuel Jayet, phụ trách nghiên cứu nông nghiệp tại Ngân hàng Société Générale (Pháp) cho biết, niên vụ này, do thời tiết thất thường nên hai nước sản xuất đường hàng đầu thế giới này bị thiệt hại đến 10 triệu tấn. Theo báo cáo kinh tế của Chính phủ Ấn Độ, hai năm trước, nước này vẫn xuất khẩu đường, còn năm nay, đột nhiên phải tìm mua “khẩn cấp” khoảng 3-5 triệu tấn đường để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Thứ hai, do giá ngũ cốc tăng trong hai năm qua, nên nông dân đã ưu tiên sản xuất loại lương thực này vì bán được giá hơn nhiều so với đường.
Cuối cùng, việc Liên minh châu Âu (EU) điều chỉnh lại thị trường đường trong khu vực khiến sản lượng xuất khẩu đường của EU giảm gần 5 triệu tấn trong hai năm qua.
Các tác nhân trên đã dẫn đến việc lượng đường dự trữ giảm xuống đến mức thấp nhất, còn giá cả bị đẩy lên mức cao nhất. Các chuyên gia mía đường nhận định, ngay cả khi sản lượng mía đường ở niên vụ 2010/2011 tăng thì cũng chỉ góp phần thu hẹp mức chênh lệch giữa cung và cầu, chứ chưa thể đủ để bổ sung kho dự trữ đường đã cạn kiệt.
(Theo Phương Linh // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com