Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chống bán phá giá: 10 năm thách thức của Việt Nam

Với thị trường Hoa Kỳ các nhà xuất khẩu chấp nhận thực tế nguy cơ kiện phòng vệ thương mại hiện diện với hầu hết sản phẩm của Việt Nam.

Kể từ vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên năm 2002 với sản phẩm cá tra- basa, đến nay đã có 8 điều tra chống phá giá và trợ cấp được Hoa Kỳ thực hiện với các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam. Các sản phẩm bị điều tra, kiện từ những ngành xuất khẩu chủ lực như cá tra – basa, tôm đến những sản phẩm có số lượng và giá trị thấp như mắc áo thép, tua bin gió...

So sánh với các quốc gia xung quanh như Trung Quốc 106 vụ, Indonesia 18 vụ, Thái Lan 10 vụ, Malaysia là 5 vụ và Philipines là 1 vụ thì về số lượng các vụ điều tra, kiện trợ cấp, phá giá với Việt Nam không quá nhiều, tuy nhiên về điều tra trợ cấp gia tăng kể từ 2009. Điều này là dấu hiệu nguy hiểm với nước bị xem là nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam.

Một thực tế tại những quốc gia như Hoa Kỳ thì những vụ kiện phòng vệ thương mại là bình thường và cũng là thực tế mà các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với thái độ chủ động.

Thắng lợi đầu tiên chưa trọn vẹn

Các doanh nghiệp cũng như ngành hàng xuất khẩu Việt Nam thường chỉ đứng vai trò là bị đơn trong các vụ kiện, tuy nhiên năm 2011 cũng chứng kiến một thắng lợi nhất định đối với ngành tôm. Đó là việc Ban hội thẩm WTO đã ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện của Mỹ với sản phẩm tôm xuất khẩu đông lạnh.

Mặc dù được sự ủng hộ của ban hội thẩm WTO nhưng các doanh nghiệp tôm vẫn chưa được hưởng lợi từ việc thắng kiện này. Cụ thể là Bộ thương mại Hoa Kỳ - DOC vẫn chưa áp dụng đạo luật về thay đổi kết quả và phương pháp của các cuộc điều tra hoặc các kỳ ra soát.

Theo luật sư William Barringer, cố vấn pháp lý Việt Nam trong vụ kiện tôm, thời gian tới Chính phủ Việt Nam cần có vụ kiện tiếp ra WTO để yêu cầu DOC thực thi những phán quyết của WTO.

Khi DOC ban hành các quyết định POR2, POR3 với phương pháp áp dụng quy về 0 đã bị WTO ra phán quyết sai, nhưng tận dụng khoảng thời gian giữa yêu cầu tham vấn vủa Việt Nam đến khi WTO ra quyết định thì DOC đã ban hành quyết định quan trọng đối với tôm Việt Nam. Đó là quyết định POR4, POR5 và “rà soát hoàng hôn” không chịu ảnh hưởng của quyết định WTO1. Do vậy Việt Nam phải có khởi kiện tiếp yêu cầu WTO bác bỏ các quyết định của DOC.

Ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký VASEP, cho rằng hiện nay hiệp hội cũng như doanh nghiệp đều có nhận thức, hiểu biết luật tốt hơn nên việc khởi kiện là điều nên làm để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc có hay không việc tham vấn và khởi kiện ra WTO thuộc về Nhà nước, hiệp hội cũng như doanh nghiệp chỉ có thể đề nghị lên Chính phủ.

“Đó là quá trình lâu dài và phực tạp. Ví dụ như vụ kiện chống phá giá tôm đã kéo dài cả 10 năm nay”- ông Nam nhận xét.

Cơ quan quản lý vẫn chờ doanh nghiệp

Với các doanh nghiệp xuất khẩu thì đối mặt với 1 vụ kiện chống bán phá giá hay điều tra trợ cấp là nguy cơ khá cao nếu như đó là ngành lợi thế của Việt Nam hay là sản phẩm lợi thế của các quốc gia láng giềng. 

Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam thì các doanh nghiệp lại chưa hề có vụ kiện chống bán phá giá nào với sản phẩm nhập khẩu mặc dù về mặt luật pháp, cơ quan quản lý đều đã được ban hành, rồi thành lập khá lâu.

Đại diện Cục quản lý cạnh tranh Bộ công thương cho rằng ngay tại Hoa Kỳ thì cơ quan quản lý thực hiện điều tra rà soát chống bán phá giá hay trợ cấp cũng đều có đề nghị của phía doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam thì cho đến nay cũng chưa có 1 doanh nghiệp nào thực hiện đề nghị như vậy.

Luật sư Barringer cũng cho rằng kể từ khi luật được ban hành cho đến khi có những vụ kiện áp dụng điều luật đó cần có thời gian nhất định, hơn nữa nó cũng cần “sự nhiệt tình” của các bên liên quan.

“Trung quốc chỉ bắt đầu thực hiện các vụ kiện chống phá giá với sản phẩm của EU và Hoa Kỳ khi mà các vụ kiện tương tự được áp dụng với sản phẩm của họ”- ông Barringer dẫn chứng.

Đại diện tòa án kinh tế Tòa án Nhân dân tối cao cũng cho rằng nếu không có các vụ việc cụ thể thì khó có thể hoàn thiện được cơ sở pháp luật cho những vụ tranh chấp kinh tế về bán phá giá.

Thanh Hải

 Theo TTVN

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Vì đâu thế giới ngày càng "kết" cà phê robusta?
  • Tại sao điện nhập từ Trung Quốc có giá cao hơn mua trong nước?
  • Lo ngại về nhu cầu thị trường
  • Thị trường ôtô Việt Nam không "đóng băng", mà ... "hóa đá"
  • Hàng Việt bị đánh bật tại chợ Đồng Xuân
  • Hết lúa tới dừa: SOS!
  • Vì sao doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuộng bảo hiểm bên ngoài?
  • Doanh nghiệp bán lẻ: Nội chết ngoại sống khỏe
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo