Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hết lúa tới dừa: SOS!

Thương lái đi thu gom dừa nguyên liệu
Câu chuyện bội thu lúa vụ đông xuân năm 2012 còn đang ám ảnh cho bà con nông dân vùng ĐBSCL do lúa rớt giá và khó tiêu thụ thì hiện nay vấn đề đó lại lập lại với người trồng dừa ở bốn tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Tiền Giang.

Chỉ trong vòng chưa đầy năm tháng, dừa khô nguyên liệu tại đây liên tục bị rớt giá từ 150.000đồng/chục (12 trái) cuối năm 2011 và hiện nay chỉ còn khoảng 25.000đồng/chục và việc tiêu thụ cũng không dễ dàng.

Nguyên nhân từ đâu ?

Theo lý giải của ông Hồ Vĩnh Sang - Chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre: Năm nay không chỉ VN trúng mùa dừa mà Hiệp hội dừa Châu Á - Thái Bình Dương cũng được mùa làm cho nguồn cung về dừa trên thế giới tăng cao trong khi nhu cầu tiêu thụ lại giảm xuống. Mặt khác do cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu; tình hình nợ công của các nước Châu Âu và tình hình bất ổn chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi là nguyên nhân đã kéo giá dừa nguyên liệu trong nước giảm mạnh kể từ đầu năm đến nay.

Một nguyên nhân nữa là nhu cầu mua dừa nguyên liệu của các thương lái Trung Quốc cũng giảm mạnh. Nếu trước đây tại bến sông Hàm Luông thường xuyên có từ 5 – 7 ghe tàu thương lái Trung Quốc mua dừa thì nay chỉ còn thưa thớt 1 – 2 chiếc nhưng sức mua và giá cũng giảm đáng kể. Hiện riêng tỉnh Bến Tre còn khoảng hơn 100 triệu trái dừa nguyên liệu vẫn chưa tiêu thụ được.

Một vấn đề mà ông Sang băn khoăn là các sản phẩm từ dừa nếu XK thì thuế suất bằng 0% trong khi tiêu thụ trong nước thì thuế GTGT từ 5 – 10%. Đây có lẽ cũng là nguyên nhân để các DN không mặn mà với thị trường nội địa.

Còn ông Trần Văn Huyền - Giám đốc Cty TNHH TM-DV-XNK BTCO (đơn vị thành viên của Cty cổ phần XNK Bến Tre) lại cho rằng, ngay từ những tháng đầu năm 2012, khi giá dừa nguyên liệu có dấu hiệu giảm giá thì người trồng dừa “neo” lại chờ giá lên, đến khi thấy giá rớt mạnh từ 150.000đồng/chục xuống chỉ còn khoảng 25.000đồng/chục liền vội bán ra làm cho cung vượt cầu.

Theo ông Huyền, sản phẩm có giá trị cao trong chuỗi giá trị từ dừa nguyên liệu chính là cơm dừa nạo sấy. Nếu trước đây giá cơm dừa nạo sấy XK ra thị trường thế giới là 2.900USD/tấn thì nay chỉ còn 1.300 – 1.500USD/tấn và sức mua của thị trường thế giới cũng giảm từ 30 – 40%. Đây chính là nguyên nhân mà các DN phải buộc hạ giá thu mua dừa nguyên liệu xuống để ổn định sản xuất.

Giải pháp tháogỡ

Giá dừa nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến 40.000 hộ dân sống chủ yếu nhờ vào vườn dừa của Bến Tre.

Theo ông Sang, Bến Tre là địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất khu vực ĐBSCL, chiếm gần 1/3 diện tích của cả nước (53.000 ha/144.000ha - PV); 90% các sản phẩm từ dừa được xuất sang 80 quốc gia, vùng lãnh thỗ với sản phẩm chủ lực là cơm dừa nạo sấy. Hiện tỉnh có gần 1.500 DN và cơ sở tham gia chế biến sản phẩm từ trái dừa, tạo việc làm cho hơn 50.000 lao động, do vậy việc thất thu do rớt giá dừa nguyên liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 40.000 hộ dân sống chủ yếu nhờ vào vườn dừa của mình.

Trước thực cảnh đó, để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người trồng dừa và không ảnh hưởng đến vụ tới, ông Trương Minh Nhựt, Giám đốc sở Công Thương tỉnh Bến Tre đã vận động các DN liên kết giữ giá dừa nguyên liệu, tổ chức lại mạng lưới thu mua để giảm khâu trung gian. Đồng thời, đề nghị các DN cạnh tranh lành mạnh, không phá giá thu mua và giá XK để tránh cạnh tranh tiêu cực ảnh hưởng tới giá đừa nguyên liệu và giá XK. Tỉnh cũng kiến nghị với TƯ xét miễn thuế 3% XK dừa trái để thương nhân nước ngoài đẩy mạnh thu mua; Miễn giảm thuế thu nhập DN, thuế GTGT, thuế khoán… giúp các DN thu mua hết dừa nguyên liệu cho nông dân.

Theo ông Sang, tới đây, Hiệp hội sẽ làm cầu nối cho DN và nông dân qua việc hình thành những chi hội tại các vùng nguyên liệu để liên kết với các DN XNK trong tỉnh. Qua đó, người trồng dừa có thể liên kết lại, thông báo danh sách, diện tích, sản lượng để đăng ký với DN có kế hoạch thu mua nhằm xây dựng lại phương thức bán buôn theo mô hình liên kết. Ngược lại các DN cũng sẽ hỗ trợ đầu tư vật tư nông nghiệp, chuyển giao KHKT giúp nông dân trong canh tác để sản phẩm đạt chất lượng cao, giảm thiểu trong chi phí trồng trọt, có như vậy ngành dừa mới có cơ hội phát triển bền vững vì lợi ích được dung hòa cho cả hai bên bởi DN thì an tâm có vùng nguyên liệu ổn định còn người trồng dừa ổn định đầu ra…

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Vì sao doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuộng bảo hiểm bên ngoài?
  • Doanh nghiệp bán lẻ: Nội chết ngoại sống khỏe
  • 197 triệu máy tính bảng sẽ được tiêu thụ trong năm 2012
  • Ồ ạt đầu tư bán lẻ: Cờ cao hay mạo hiểm?
  • Ngập ngừng giá điện: Khi nào và tăng bao nhiêu?
  • Mỳ Gấu đỏ: Kiếm tiền trên lòng trắc ẩn của cộng đồng?
  • Hạt lúa vẫn lẩn quẩn đầu ra
  • Hàng Việt bị làm giả ở Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo