Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chương trình bình ổn giá dịp cuối năm đã sẵn sàng

Gạo, một măt hàng được chọn bình ổn giá tại Coop Vũng Tàu
74 tỷ đồng là con số vốn đã được ngành Công thương chốt trình UBND tỉnh và đã được phê duyệt cho chương trình dự trữ, bình ổn thị trường trong dịp cuối năm 2010. Trong đó dành 30% lượng hàng bình ổn để bán tại các thị trường vùng sâu, vùng xa. 

Bà Trần Thị Hường - Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Rút kinh nghiệm những năm trước, chương trình bình ổn giá trong dịp cuối năm nay được ngành Công thương xây dựng trình UBND tỉnh từ tháng 8 và sở đeo bám sát sao, giải trình tỉ mỉ để UBND tỉnh phê duyệt sớm, nhằm kịp đưa nguồn vốn cung ứng cho các doanh nghiệp trữ hàng.

Nhà sản xuất tích cực

Tham gia bình ổn giá thị trường cuối năm lần này, ngoài 2 đơn vị Coop Bà Rịa, Vũng Tàu và Cty TNHH Hoàng Dung là những đơn vị đã từng tham gia công tác bình ổn thị trường tại tỉnh từ nhiều năm qua còn có Cty TNHH Thương mại chế biến thực phẩm Phú An Sinh. Đơn vị này chuyên cung ứng các mặt hàng thực phẩm tươi sống từ thịt gia súc gia cầm và thực phẩm chế biến. Với sự góp mặt của phú An Sinh, năm nay, nguồn thực phẩm tươi sống sạch được bổ sung đáng kể. Ông Phạm Văn Minh - Giám đốc Công ty  TNHH Thương mại chế biến thực phẩm Phú An Sinh cho biết, các mặt hàng mà Phú An Sinh tham gia bình ổn là sản phẩm do chính đơn vị sản xuất khép kín: từ chăn nuôi, giết mổ đến phân phối. do vậy, mặc dù năm nay dự báo giá cả các mặt hàng thịt gia súc gia cầm sẽ tăng do dịch bệnh cũng như giá cả tăng đầu vào, song đơn vị hoàn toàn chủ động nguồn hàng và tính toán, đưa ra được giá bán ngay từ bây giờ. Theo đó Cty cam kết đảm bảo cung ứng nguồn hàng chất lượng, ổn định về sản lượng và giá, kể cả trong tình huống bất thường. Ông Phạm Văn Minh - Giám đốc Cty chia sẻ: “Chúng tôi  đã chủ động nguồn chăn nuôi và dự trữ, do vậy, cam kết giữ xuyên suốt giá bình ổn trong suốt thời gian bình ổn theo quy định. Bên cạnh đó, Cty cam kết đưa về vùng sâu, xa, các KCN, thậm chí đưa ra cả Côn Đảo để phục vụ người tiêu dùng. Trong trường hợp có tình huống đột xuất, UBND tỉnh yêu cầu hỗ trợ như thiên tai lũ lụt thì Cty cũng tham gia để hỗ trợ tốt nhất cho vùng thiên tai lũ lụt”.

Nhà phân phối sẵn sàng

9 nhóm mặt hàng đã được thống nhất chọn để dự trữ gồm: gạo nếp, đường, dầu ăn, thịt gia súc gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả và bột ngọt... với tổng khối lượng 1.819 tấn.

Ba doanh nghiệp còn lại là những nhà phân phối nên họ phụ thuộc hoàn toàn vào lượng vốn có trong tay để đăng ký với các nhà cung ứng. Các doanh nghiệp này đều cam kết sẽ chốt giá bán và đăng ký với cơ quan chức năng ngay khi họ nhận được vốn để mua hàng dự trữ theo khối lượng đã đăng ký. Theo các doanh nghiệp, thời điểm cấp vốn quyết định rất lớn đến giá bình ổn. Nếu sớm có vốn, các doanh nghiệp sẽ có nguồn hàng với giá tốt nhất. Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Coop Bà Rịa nói: “Quan trọng là vốn kịp thời để mình đặt hàng với lượng lớn. Mình đặt lượng lớn thì sẽ được nhà cung cấp ưu tiên giá tốt, và như vậy, đảm bảo khi mình phân phối ra giá sẽ thấp hơn thị trường từ 10% trở lên. Còn thiếu vốn, đặt ở từng thời điểm nó sẽ không có giá tốt cho suốt cho quá trình bình ổn.”

Ông Đạt cũng cho biết, sau khi đăng ký khối lượng hàng hóa dự trữ với Sở Công Thương, Siêu thị Bà Rịa đã xây dựng KH dự trữ và đã làm việc  với nhà cung ứng, sẵn sàng ký HĐ ngay khi có nguồn vốn thanh toán. Theo đó, sẽ đảm bảo giá ổn định suốt trong thời gian tham gia bình ổn, đảm bảo nguồn hàng đầy đủ, và hàng đạt tiêu chuẩn an toàn VSTP. Lượng hàng Coop Bà Rịa đăng ký bán trong dịp Tết khoảng trên 350 tấn. Coop Bà Rịa cũng cam kết sẽ tổ chức theo dõi về giá trong suốt thời gian tham gia bình ổn để đảm bảo điều chỉnh giá của mình thấp hơn giá cùng kênh phân phối ít nhất từ 10% trở lên.

Các doanh nghiệp cũng mong muốn, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, tỉnh BR-VT cũng nên quan tâm đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến người dân, giúp bà con có đủ thông tin để tránh tình trạng bà con lo ngại hàng hóa tăng trong dịp Tết, đua nhau mua hàng dự trữ sớm, gây nên sự xáo trộn cho thị trường ngay trước Tết. Đồng thời cũng giúp bà con biết rõ nguồn hàng được bình ổn để không bị mua hàng giá cao, nhất là với và con vùng sâu xa.
 
Theo đề nghị của Sở Công Thương và các DN, dự kiến ngay cuối tháng 10 này, các DN sẽ nhận được vốn để trữ hàng, bình ổn giá cho đến cuối tháng 3/2011. Như vậy, theo cam kết, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán năm nay theo đó cũng sẽ chính thức được chốt tại thời điểm cấp vốn là cuối tháng 10/2010.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu lúa gạo: Nông dân vẫn là người chịu thiệt thòi
  • Tìm điểm sáng trong xuất nhập khẩu tháng 10
  • Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu về cung cấp dây điện và dây cáp điện cho Việt Nam trong 8 tháng năm 2010
  • Xuất khẩu caosu: “Bỏ tất cả trứng vào một giỏ”
  • Căng thẳng giá đường
  • Vẫn điệp khúc thiếu vốn, khó mua USD
  • PVFCCo tăng cường bình ổn thị trường phân bón
  • “Bão” giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo