Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đang đặt ra những thách thức lớn

Sau thời gian tạm lắng bởi Tết Nguyên đán Canh Dần, hoạt động thương mại, XNK tại khu vực cửa khẩu Móng Cái đã sôi động trở lại. Là một cửa khẩu quốc tế quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá giữa nước ta, các nước ASEAN với Trung Quốc, Móng Cái thường xuyên có khoảng 1.050 doanh nghiệp hoạt động XNK, trong đó lĩnh vực chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất và kinh doanh kho ngoại quan có 72 doanh nghiệp (42 doanh nghiệp trong tỉnh, 30 doanh nghiệp tỉnh ngoài).

 Bên cạnh đó còn có 309 doanh nghiệp (4 DN có vốn nhà nước, 285 Công ty TNHH, 20 HTX) và trên 100 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có chi nhánh hoạt động tại đây. Trong 2 tháng đầu năm 2010, hoạt động XNK hàng hóa qua khu vực này đạt giá trị kim ngạch 210 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 48,7 triệu USD; nhập khẩu đạt 12 triệu USD; tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan đạt 173,3 triệu USD. Các sản phẩm hàng hóa XNK chủ yếu là cao su, máy móc thiết bị phụ tùng ô tô, máy nông cụ; các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng và sản phẩm nông, thuỷ hải sản…



Xe container chở hàng hoá tập kết tại điểm
thông quan Lục Lầm đang chờ xuất hàng.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng TP Móng Cái, hoạt động XNK qua khu vực trong 2 tháng qua thấp hơn so với cùng kỳ năm 2009 từ 3-5%. Điều này đi ngược lại với xu hướng khởi sắc của nền kinh tế trong nước và thế giới sau suy thoái.

Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ cả 2 yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, hoạt động XNK qua khu vực Móng Cái chịu những ảnh hưởng biến động khó lường của yếu tố cung - cầu và giá cả hàng hoá thị trường thế giới. Những chính sách biên mậu của Trung Quốc luôn thay đổi. Trong khi đó, số doanh nghiệp trong nước tham gia buôn bán biên mậu với các doanh nghiệp, tư thương của Trung Quốc chiếm số lượng lớn nên khi nước bạn có những thay đổi về chính sách, các doanh nghiệp này đều không thể chuyển ngay sang hình thức buôn bán chính ngạch do thiếu kinh nghiệm. Đặc biệt đối với mặt hàng cao su được coi là mặt hàng chủ lực xuất khẩu qua khu vực này lại thường xuyên chịu áp lực bởi các quy định về quản lý của Trung Quốc. Việc thanh toán tiền xuất khẩu cao su qua các ngân hàng cũng gặp khó khăn do chính quyền nước bạn thực hiện kiểm tra khắt khe. Do đó đã làm cho giá cao su và khối lượng giao dịch có lúc giảm mạnh.

Về chủ quan, đó là những điều kiện kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại - XNK ở Móng Cái còn nhiều bất cập. Cửa khẩu Móng Cái đã xuống cấp. Bãi kiểm tra hàng hoá thường xuyên bị quá tải. Đặc biệt thời gian gần đây, tình trạng nhiều thuyền, đò chở hàng hoá bị ách tắc trên sông Ka Long do thủy triều thất thường, năng lực của các bến hạn chế. Thêm vào đó là việc vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ ra Móng Cái gặp trở ngại bởi quá trình thi công nâng cấp QL18A đoạn Mông Dương - Móng Cái đang dang dở.

* Hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Đông Hưng đã sôi động trở lại từ tuần đầu tháng 3-2010. Phía đối tác Trung Quốc có khoảng hơn 20 doanh nghiệp và thương nhân tham gia nhập khẩu cao su của Việt Nam. Từ đầu tháng 3 đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã đảm bảo lượng cao su đưa vào giao dịch ổn định ở mức 700-800 tấn/ngày. Tuy nhiên, nguồn cung cho xuất khẩu hiện nay đang có xu hướng giảm.

* Hiện nay, giá cao su xuất khẩu đã tăng thêm 1.000 NDT/tấn so với tuần đầu của tháng 3, đạt 21.600 NDT/tấn.

Ngoài ra, công tác quản lý của các cơ quan chức năng trên địa bàn chưa phân định trách nhiệm rõ ràng, hoạt động còn chồng chéo. Tình trạng này vừa ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thương mại - XNK, vừa tạo kẽ hở cho các đối tượng buôn lậu lợi dụng. Hoạt động quản lý bến cảng và các đò thuyền trên sông Ka Long cũng còn nhiều vấn đề quan tâm…

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Dương Văn Cơ, Phó Chủ tịch UBND TP Móng Cái khẳng định: Móng Cái đang đứng trước nhiều thách thức đặc biệt đối với hoạt động thương mại và XNK. Theo lộ trình, Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ hoàn thành việc xây dựng vào năm 2010. Khi đó, hoạt động thương mại phải theo thông lệ quốc tế và quy ước của khu mậu dịch tự do. Từ đó hàng hoá ở khu mậu dịch tự do sẽ được áp dụng mức thuế suất là 0%. Cùng với đó, việc Trung Quốc đang xây dựng hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapo cũng sẽ là thách thức lớn cho sự phát triển thương mại của Móng Cái sau năm 2010. Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển mà trước mắt là năm 2010, thành phố quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu đặt ra trong đó hoạt động thương mại - XNK đạt giá trị trên 1 tỷ USD. Đồng chí Dương Văn Cơ cũng thừa nhận rằng, để hoàn thành mục tiêu nêu trên sẽ rất khó nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Như vậy, trước những khó khăn và thách thức mới đang được đặt ra, việc thúc đẩy hoạt động thương mại - XNK Móng Cái phát triển rất cần sự vào cuộc và phối hợp tích cực của các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong việc nắm, dự báo tình hình và hỗ trợ, định hướng cho các doanh nghiệp. Cùng với đó, cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp họ chuyển từ buôn bán biên mậu sang xuất khẩu chính ngạch theo thông lệ quốc tế. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần thích ứng với những thay đổi trong xu hướng tiêu thụ cũng như những điều chỉnh mới của Trung Quốc trong các chính sách liên quan đến hoạt động biên mậu. Có như vậy, mới lường hết được khó khăn cho hoạt động thương mại - XNK qua địa bàn Móng Cái, tạo điều kiện tốt cho Móng Cái phát triển toàn diện.

(Theo Bá Khang // Báo Quảng Ninh Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thay đổi cơ cấu để đẩy mạnh xuất khẩu hoa quả
  • Đằng sau con số xuất khẩu 8 tỉ đô la của khu vực FDI
  • Giá hàng hoá chưa chịu giảm theo USD
  • Khó đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 61,1 tỉ đô la
  • Điểm tựa xuất khẩu từ thị trường ASEAN
  • “Nhập khẩu lạm phát”: Gánh nặng của nền kinh tế
  • Tìm lời giải cho bài toán nhập siêu: Trước mắt, cần đẩy mạnh xuất khẩu để giảm nhập siêu
  • Nói chung là... Chiếc iphone và... cái tăm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo