Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều gì khiến giá đồng leo cao kỷ lục?

Giá đồng đã bị đẩy lên mức kỷ lục trong ngày 15/12 một phần do cung không đáp ứng được cầu ở châu Á, nhưng phần lớn là do hoạt động đầu cơ của các ngân hàng và các nhà đầu tư.

Một tấn đồng trong ngày 15/12 đã lên giá tới 9.266 USD so với 9.225 USD vào cuối phiên giao dịch ngày 14/12/2010. Nỗi lo khan hiếm trong những tháng tới đã đẩy giá đồng leo cao vùn vụt.

Giám đốc Bernd Drouven của Tập đoàn sản xuất đồng Aurubis lớn nhất châu Âu cho rằng giá đồng leo cao là do hai nguyên nhân: nhu cầu tăng và hoạt động đầu cơ trên các thị trường tài chính.

Nhu cầu đồng nguyên chất trên toàn thế giới năm 2010 vào khoảng 18,3 triệu tấn, trong đó châu Á chiếm hơn một nửa (riêng nhu cầu đồng của Trung Quốc lên tới 7,2 triệu tấn). Trung Quốc đã trở thành “Công xưởng của thế giới” và sử dụng đồng trong  nhiều lĩnh vực sản xuất và xây dựng hạ tầng cơ sở.

Trong khi đó, tình trạng đầu cơ đồng trên các thị trường tài chính cũng đang trở nên rầm rộ hơn. Các nhà đầu tư trên thị trường này đang chuyển từ giao dịch kỳ hạn sang mua đồng để đầu cơ, điển hình là  Exchange Traded Commodities (ETC). Giới buôn bán chứng khoán ở London đồn đoán rằng ngân hàng JPMorgan đã bỏ ra gần 1,5 tỷ USD để mua đồng, trong khi ngân hàng Credit Suisse lại tung tiền ra mua nhôm.

Đó là chưa kể việc Cục Dữ trữ liên bang (FED) cũng gián tiếp kích thích các hoạt động đầu cơ với việc giữ lãi suất thấp và mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Hành động này đã khiến cho các thị trường tài chính dồi dào tiền mặt và tạo ra sức ép lớn hơn đối với các nhà đầu tư vào các thị trường nguyên vật liệu.

Hiện chưa rõ các hoạt động đầu cơ này có còn kéo dài hay không bởi vì đến một thời điểm nào đó các quĩ đầu cơ cũng phải chia tay với khối lượng nguyên vật liệu đã tích trữ vì chúng vừa không hề sinh lời vừa ngốn chi phí kho bãi. Đến khi đó, giá nguyên vật liệu có thể giảm mạnh.

Một trong những ví dụ nhãn tiền là vụ anh em doanh nhân Hunt ở Texas tung tiền mua vét cơ bạc trên toàn thế giới hồi những năm 1970 và cuối cùng đã lâm vào cảnh “khuynh gia, bại sản”.

(tamnhin)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo