Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Triển vọng sáng sủa của thị trường bán lẻ châu Á

Thị trường tiêu dùng và bán lẻ khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng trung bình 6%/năm trong giai đoạn 2010-2014, tức mạnh hơn gấp đôi so với mức tăng trên quy mô toàn cầu.

PwC và EIU đánh giá , bất chấp một số khó khăn kinh tế hiện nay, Việt Nam như một “ngôi sao mới nổi”, với doanh số bản lẻ có thể  tăng với tốc độ trung bình hơn 10%/năm trong 3 năm tới

Một nghiên cứu do Hãng Kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) và Economist Intelligence Unit (EIU, bộ phận phân tích kinh tế của The Economist, nước Anh) thực hiện cho biết những giải pháp khuyến khích chi tiêu mà các chính phủ châu Á áp dụng sau giai đoạn khủng hoảng toàn cầu sẽ giúp doanh số bán lẻ của khu vực trong 4 năm tới, nhiều gấp 2 so với Bắc Mỹ và gấp 3 so với Tây Âu.

Các nhà phân tích đánh giá, thị trường tiêu dùng và bán lẻ khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 6%/năm trong giai đoạn 2010-2014, tức hơn gấp đôi so với mức tăng trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt, với những biện pháp khuyến khích của chính phủ, người tiêu dùng Trung Quốc đã chi tiêu nhiều hơn tại thị trường trọng yếu này.

Những con số so sánh trong nghiên cứu nói trên cho thấy, trong năm 2010, doanh số bán lẻ tại châu Á ước đạt 5.400 tỷ USD, cao gấp đôi so với Tây Âu (2.520 tỷ USD) và vượt cả Bắc Mỹ (3.830 tỷ USD).

Tới năm 2014, doanh số bán lẻ của châu Á sẽ vươn tới 8.570 tỷ USD, so với mức 4.530 tỷ USD của Bắc Mỹ và 2.740 của Tây Âu.

Ross O'Brien cho, Giám đốc Economist Intelligence Unit cho biết, nhu cầu đang tăng đối với tất cả các nhóm hàng, từ hàng tiêu dùng giá rẻ tới đồ xa xỉ phẩm. Một minh chứng rõ nét là trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận của LVMH (tập đoàn xa xỉ phẩm hàng đầu thế giới, sở hữu các thương hiệu như Louis Vuitton, Givenchy và Dior) đã tăng tới 53%.

Dự báo, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giữ vai trò chèo lái con thuyền tăng trưởng trong khu vực, trong bối cảnh Nhật Bản phải vật lộn để vượt qua giai đoạn đình đốn.

Năm 2010, doanh số bản lẻ tại Trung Quốc tăng với tốc độ trên 14%. Tổng doanh số bán ở cường quốc này được dự báo sẽ tăng từ mức 2.200 tỷ USD năm 2010 lên 4.600 tỷ USD năm 2014. Tầng lớp trung lưu tại châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc và Ấn Độ, ngày một đông đảo, đã kéo sức tiêu thụ hàng gia dụng tăng theo.

Trong khi đó, triển vọng tại Nhật Bản không mấy sáng sủa, nơi tâm lý lo ngại về một nền kinh tế yếu, tình trạng thất nghiệp và thiểu phát đã tác động tiêu cực tới lòng tin của người tiêu dùng. Doanh số bán lẻ ở Nhật Bản ước chỉ tăng 1,3% năm 2010 và con số này sẽ giảm xuống còn 0,4% vào năm 2014.

Bất chấp một số khó khăn kinh tế hiện nay, Việt Nam được miêu tả trong nghiên cứu trên như một “ngôi sao mới nổi”, với doanh số bản lẻ có khả năng tăng với tốc độ trung bình hơn 10%/năm trong 3 năm tới./.

(Theo Mai Hằng // Tin Chính phủ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Dự kiến xuất khẩu tôm sẽ đạt trên 2 tỷ USD
  • Hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất: Tồn đọng vì chờ hướng dẫn
  • Xuất khẩu gạo năm 2011: Chưa sớm lạc quan?
  • Hàng bình ổn giữ giá thị trường
  • Thị trường ôtô trong nước vào chặng nước rút
  • Thuốc tăng giá bất hợp lý
  • Những yếu tố đẩy giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng
  • IEA: lần thứ 3 điều chỉnh tăng dự báo về nhu cầu dầu mỏ năm 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo