Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp XNK lạc quan về triển vọng giao thương

Các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu trên toàn cầu vẫn lạc quan về triển vọng kinh doanh trong sáu tháng tới mặc dù lo ngại về chi phí tăng cao, lợi nhuận giảm và nhu cầu tiêu dùng không ổn định. Chỉ số tin cậy thương mại HSBC giữ khá ổn định ở mức 114 điểm trong nửa đầu năm 2011 (1H11) so với mức 116 điểm nửa cuối năm 2010 (2H10).

Mức độ lạc quan được ghi nhận cao nhất tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ (140), Vương quốc Ả rập Xê út – KSA (132) và Mêhico (125). Trong khi đó,mức độ tin tưởng vào triển vọng giao thương tại các thị trường xuất khẩu hàng đầu thế giới cũng khá chắc chắn, như Trung Quốc (114), Đức (107) và Mỹ (111), chỉ số này ở Trung Quốc và Mỹ đã lần lượt tăng ba điểm. Chỉ số tin cậy thương mại tại thị trường Việt Nam đạt 116 điểm, giảm sáu điểm so với kết quả nửa cuối năm 2010.

Ông Rakesh Bhatia, Giám đốc toàn cầu khối Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Chuỗi cung ứng ngân hàng HSBC cho biết: “Đối mặt với các vấn đề lạm phát và tình trạng nền kinh tế toàn cầu còn bất ổn, khảo sát của HSBC cho thấy tính kiên định của khối doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong thời kỳ giá nguyên liệu, lương và chi phí vận chuyển, lãi suất tăng cao và nhiều khả năng nhu cầu của người tiêu dùng bị sụt giảm”.

DN Việt Nam lạc quan về triển vọng giao thương

Đây là lần thứ hai liên tiếp kết quả khảo sát cho thấy mức độ tin cậy thương mại của các nhà kinh doanh Việt Nam giảm nhẹ: vào nửa đầu năm 2010, chỉ số này ở Việt Nam đạt 132 điểm (cao nhất trong năm kỳ khảo sát), giảm 10 điểm đạt 122 điểm vào nửa cuối năm 2010 và giảm tiếp sáu điểm đạt 116 vào nửa đầu năm 2011. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy các nhà kinh doanh tại Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng giao thương và hi vọng khối lượng giao dịch sẽ tiếp tục tăng. Kết quả này cũng phản ánh sự thận trọng của các doanh nghiệp Việt Nam trước những khó khăn trong thời gian tới, đặc biệt là lo ngại về biến động tỉ giá ngoại hối, lãi suất cũng như những rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp tăng cao.

Khối lượng giao dịch thương mại

Mặc dù chỉ số tin cậy tại thị trường Việt Nam có giảm nhẹ, mức 116 điểm vẫn thể hiện sự lạc quan của các doanh nghiệp Việt Nam, khi phần lớn những doanh nghiệp được hỏi đều kỳ vọng khối lượng giao dịch thương mại sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới (70% 1H11 so với 69% ở 2H10). Chỉ 18% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dự đoán khối lượng giao dịch sẽ giữ nguyên và 11% cho rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ giảm (so với 8% 2H10)

Những rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp

Tuy các doanh nghiệp tại 21 thị trường tham gia khảo sát vẫn giữ quan điểm lạc quan về triển vọng giao thương nói chung nhưng họ lại có nhiều quan ngại hơn với những rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp. Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng cùng xu hướng này khi có sự gia tăng trong số lượng doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng rủi ro thanh toán từ phía người mua và rủi ro khi người bán không tuân thủ các thoả thuận thương mại sẽ tăng: lần lượt ở mức 22% so với 10% (rủi ro từ phía người mua) và 18% so với 7% (rủi ro từ phía nhà cung cấp) của 2H10. Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng lý do những rủi ro này tăng là tình trạng tài chính của các doanh nghiệp mua và cung cấp có xu hướng xấu đi.

Về các biện pháp doanh nghiệp sử dụng để bảo vệ mình khỏi các rủi ro về thanh toán từ phía người mua, số lượng các doanh nghiệp chọn giải pháp đưa ra các kỳ hạn linh động tăng đáng kể (đạt mức 38% so với 14% ở 2H110) hoặc hạn chế giao thương với một số đối tác nhất định (25% so với 7% ở 2H10). Thêm vào đó, họ cũng sẽ chấp nhận những đơn hàng nhỏ hơn để giảm thiểu rủi ro cho mỗi giao dịch, yêu cầu thanh toán trước và sử dụng nhiều hơn công cụ tài trợ thương mại thông qua các ngân hàng. Số lượng nhà kinh doanh đặt hi vọng của họ vào những khoản bảo hiểm rủi ro xuất khẩu giảm đi. (4% so với mức 14% ở 2H10)

Nhu cầu tài trợ thương mại

Khi cân nhắc thận trọng những rủi ro từ phí người mua/nhà cung cấp có nguy cơ tăng lên với nhu cầu cần phát triển kinh doanh, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam cho có nhu cầu tăng tài trợ thương mại đã tăng lên mức 75% trong 2H11 so với 67% 2H10. 52% số người được hỏi cho biết họ sẽ sử dụng nguồn tài trợ thương mại từ các ngân hàng trong khi gần một phần ba (34%) nói họ sẽ sử dụng vốn tự có để kinh doanh. Chỉ 15% số doanh nghiệp được hỏi kỳ vọng các hợp đồng thương mại trong tương lai được thanh toán dựa trên sự hỗ trợ của người mua và thoả thuận thanh toán từ phía người bán.

Tác động của ngoại hối lên kinh doanh

Trong khi hầu hết các nhà kinh doanh trên thế giới hi vọng Nhân dân tệ sẽ là một trong ba đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong kinh doanh trong năm 2011, đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền được các doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng sử dụng trong các hoạt động giao thương quốc tế. Vì lý do đó, có nhiều hơn các doanh nghiệp (81% so với 74% 2H10) cho biết sự biến động tỉ giá hối đoái là khó khăn lớn nhất trong việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là sau những diễn biến của thị trường ngọai hối vào đầu năm 2011. Có nhiều hơn các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng tác động của tỉ giá hối đoái trong sáu tháng tới sẽ không có lợi cho việc kinh doanh của họ (77% so với 66% 2H10). Thêm vào đó, khi lạm phát tiếp tục tăng cao trong nửa đầu năm 2011, lãi suất tăng cao đã trở thành mối quan ngại lớn thứ hai trong việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp (51% so với 20%2H10).

Trong lần khảo sát này, có ít hơn các doanh nghiệp cho rằng chi phí vận chuyển, hậu cần và kho bãi (29% so với 43% 2H10) và các quy định của chính phủ (27% so với 36% 2H10) là những nhân tố cản trở việc phát triển kinh doanh.

Những thị trường triển vọng nhất cho giao thương phát triển

Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn coi thị trường Trung Quốc mở rộng* là thị trường quan trọng nhất, khi phần lớn các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam (57%) vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh với các đối tác tại thị trường này, tiếp theo là các thị trường khác tại châu Á (41%) và Đông Nam Á (36%). Khi xếp hạng các thị trường có nhiều triển vọng phát triển giao thương nhất trong sáu tháng tới, số lượng doanh nghiệp Việt Nam coi Trung Quốc mở rộng* là thị trường hứa hẹn nhất để phát triển kinh doanh trong sáu tháng tới đã tăng 4% (35% so với 31% 2H10)

Bà Đỗ Thụy Như Thùy, Giám đốc Trung tâm Thanh toán Quốc tế và Tài trợ chuỗi cung ứng, ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam), bình luận về kết quả này: “Kết quả cuộc khảo sát đã phản ánh rất đúng quan điểm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên toàn cầu nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Chúng tôi vui mừng khi thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng kinh doanh trong sáu tháng tới nhưng đồng thời cũng chia sẻ những quan ngại của họ về các khó khăn trước mắt. Khi các doanh nghiệp Việt Nam cho biết nhu cầu tài trợ thương mại sẽ tăng, HSBC đã chuẩn bị tích cực để đáp ứng nhu cầu của họ với nhiều giải pháp tài chính đa dạng và hiệu quả hơn”.

Trong lần khảo sát này đã có tổng cộng 21 thị trường tham gia, bao gồm những nền kinh tế quan trọng của châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông, châu Mỹ La tinh, Bắc Mỹ và châu Âu. Đây là cuộc khảo sát chỉ số tin cậy thương mại lớn nhất trên toàn cầu được tiến hành từ trước tới nay. Tổng cộng đã có 6.390 doanh nghiệp kinh doanh quy mô vừa và nhỏ tham gia khảo sát cho biết quan điểm của họ về khối lượng giao dịch thương mại, các rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp, nhu cầu tài trợ thương mại, khả năng tiếp cận tài trợ thương mại, tác động của ngoại hối và chính sách của nhà nước đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Kết quả khảo sát được sử dụng để tính chỉ số tin cậy thương mại, xếp từ 0 đến 200, trong đó điểm 200 thể hiện mức độ tin cậy cao nhất, điểm 0 thể hiện mức thấp nhất và 100 là trung bình.

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Siết nhập khẩu ô tô, khách hàng sẽ là người chịu khổ?
  • Giá thép tăng cao vì hệ thống phân phối có vấn đề
  • GS. Trần Văn Thọ: Để giải quyết vấn đề nhập siêu
  • Đừng để nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng lớn
  • Lại nhập siêu 1,4 tỷ USD, tăng trưởng đang chịu tác động xấu
  • 'Thị trường ôtô nhập sẽ rơi vào tay các liên doanh'
  • Chỉ số tin cậy thương mại tại Việt Nam giảm lần thứ 2 liên tiếp
  • Vét sạch nguyên liệu thô để xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo