Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc vẫn duy trì và tăng một cách đáng ngạc nhiên trong suốt cuộc suy thoái kinh tế, trong khi xuất khẩu của quốc gia này sang “phần còn lại” của thế giới giảm gần 20% trong năm ngoái.
Năm tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng 39% lên tới 38,5 tỷ USD, một nghiên cứu mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ (USBC) cho biết. Con số này có thể sẽ đưa giá trị xuất khẩu của Mỹ vượt kỷ lục 90 tỷ USD trong năm nay. Năm ngoái, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đạt 69,6 tỷ USD, tăng 330% so kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2000. Trong khi đó, xuất khẩu của Mỹ sang các nước khác trên thế giới chỉ tăng 29%.
Các bang California, Washington, Texas và Louisiana đứng đầu danh sách xuất khẩu các mặt hàng của Mỹ sang Trung Quốc chủ yếu là thiết bị máy tính điện tử, cây trồng công nghiệp và hóa chất.
“Ngay cả trong cuộc suy thoái toàn cầu, các doanh nghiệp và công nhân Mỹ vẫn tiếp tục được hưởng lợi nhờ cơ hội bán những hàng hóa có giá trị sản xuất cao sang thị trường Trung Quốc được mở rộng. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc – một đối tác thương mại lớn, đang tăng trưởng đủ nhanh để đáp ứng mục tiêu của Tổng thống (Mỹ) là tăng gấp đôi xuất khẩu trong 5 năm tới,” Chủ tịch USBC John Frisbie nói.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ, theo sau là các thị trường Canada, Mexico, Nhật Bản, và Anh, USBC cho biết.
Tuy nhiên, thâm hụt thương mại vẫn là vấn đề lớn đối với nền kinh tế Mỹ. Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong quý I năm nay đạt 227 tỷ USD. Điều đó có nghĩa Trung Quốc vẫn xuất khẩu vào Mỹ nhiều hơn là Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc.
Việc Trung Quốc định giá lại đồng NDT trong tháng Sáu vừa qua không đủ để tạo ra thay đổi, Giám đốc Kinh tế Quốc tế thuộc Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ cho biết. Ông cho rằng, Trung Quốc chỉ định giá lại đồng NDT so với đồng đô la khi có áp lực lớn từ Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Toronto hồi tháng Sáu vừa qua. Hôm 19/6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng chính sách linh hoạt đối với tỷ giá đồng NDT. Sau đó, đồng NDT đã tăng lên, song đến ngày 02/7, 5 ngày sau hội nghị G-20, đồng NDT lại “đứng im”.
Đối với những bang của Mỹ chịu ảnh hưởng nặng từ cuộc khủng hoảng, tiền tệ không phải là vấn đề lớn nhất cho việc tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đối với những bang hưởng lợi từ việc xuất khẩu sang Trung Quốc, thì đây lại là dấu hiệu đáng mừng.
(Vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com