Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đường thô có thể giảm giá do dư cung trên toàn cầu

Hãng nghiên cứu F.O. Licht dự báo giá đường thô có thể giảm nhanh trong quý 4 do vụ thu hoạch lớn từ Ấn Độ và Brazil - hai nước sản xuất đường lớn nhất làm nguồn cung tăng lên và thị trường toàn cầu chuyển thành dư thừa.

Stefan Uhlenbrock, nhà phân tích ở Ratzeburg, Đức trong một cuộc phỏng vấn dự báo giá đường kỳ hạn ở New York sẽ giảm xuống từ 13 đến 15 cent/lb giữa tháng 10 và 12, so với mức 17,1 cent/lb vào giữa tháng 7. Hồi tháng 3, F.O. Licht dự báo thế giới sẽ thiếu 7,9 triệu tấn đường trong năm tính đến 30/9 sau đó sẽ quay sang dư thừa khoảng 5 triệu tấn mùa vụ tiếp theo. Fortis Bank Nederland và VM Group cũng dự báo rằng sẽ dư thừa đường trên toàn thế giới từ tháng 10 do sản lượng tăng. Đường giá rẻ hơn có thể có lợi cho người tiêu dùng.

Nhà phân tích của Công ty Kotak Commodity Services Ltd, ông Amol Tilak cho biết từ Mumbai rằng có vào năm tới, sản lượng đường toàn thế giới sẽ tốt hơn và nhu cầu suất khẩu sẽ yếu dần. “Tôi không nghĩ giá đường sẽ tăng.”

Giá đường thô kỳ hạn trên sàn giao dịch kỳ hạn ICE ở New York đã tăng mạnh sau khi chạm mức 13 cent vào ngày 7/5, mức thấp nhất trong năm nay, bởi dự báo nhu cầu sẽ tăng lên ở Trung Quốc – nước tiêu thụ lớn thứ hai trên thế giới, và Indonesia.

Ngày 2/8/2010, giá đường kỳ hạn trên thị trường thế giới lập kỷ lục cao của 4 tháng là 19,88 US cent/lb.

Xuất khẩu của Ấn Độ

Ông Uhlenbrock cho biết qua điện thoại “Triển vọng vụ mùa của Ấn Độ hoàn toàn tốt. Sản lượng có thể lên tới 26 triệu tấn đường trắng. Nếu sản lượng ở mức độ này, thì Ấn Độ năm tới có thể xuất khẩu ở mức 1 triệu tấn đường.”

Narendra Murkumbi, giám đốc quản lý công tyShree Renuka Sugars Ltd.cho biết, Ấn Độ có thể đủ nguồn cung cấp đường để xuất ít nhất 1 triệu tấn trong năm từ 1/10, khi quốc gia này gia nhập thị trường xuất khẩu lần đầu tiên trong 2 năm.

Ông Uhlenbrock dự báo Brazil có thể sản xuất vụ mía đường kỷ lục trong năm tới. Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo trong báo cáo tháng 5 rằng sản lượng của quốc gia này có thể lên đến 40,7 triệu tấn trong niên vụ 2010 - 2011 từ 36,4 triệu tấn trong vụ mùa năm hiện tại.

Uhlenbrock cũng cho rằng bởi nguồn cung hạn hẹp từ Bangladesh, Pakistan và Thailand, giá đường dường như khẳng định ở mức 15 đến 18 cent/lb cho đến hết mùa vụ 2009-2010 tính đến 30/9. Sự thiếu hụt là nền móng cho giá hiện tại.

 Công ty Queensland Sugar Ltd, nhà xuất khẩu đường lớn nhất Australia cho biết, nhu cầu về đường từ các quốc giá Đông Nam Châu Á gồm cả Indonesia là “đặc biệt mạnh”. Nhu cầu tại các thị trường trọng điểm ở Châu Á vượt nguồn cung hàng năm đến 30% trong, công tyWilmar International Ltd.cho biết sau khi đồng ý mua chi nhánh Sucrogen của công ty CSR Ltd., nhà máy đường hàng đầu ở Australia.

Ông Uhlenbrock nói “lượng dự trữ toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ và điều này là nguyên nhân chính để khẳng định giá đường”. Đường dự trữ trên toàn cầu được dự kiến bằng 32,7% tiêu thụ, tương đương 119 ngày trong năm tính đên 30/9, so với 139 ngày năm ngoái và 170 ngày năm trước đó.

(Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu gạo còn khó khăn đến 2011
  • Việt Nam: Xuất khẩu trên đà tăng trưởng nhưng nhập siêu vẫn cao
  • Tự làm khó mình!
  • Thủ tục làm khó doanh nghiệp
  • FAO giảm dự báo về sản lượng lúa mì
  • Phân tích kỹ thuật: Dầu thô tiến tới mục tiêu Fibonacci tại ngưỡng $83.55
  • Cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt
  • Xuất khẩu gạo còn khó khăn đến 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo