Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tục làm khó doanh nghiệp

Lượng hàng xuất khẩu thủy sản đi châu Âu của nhiều doanh nghiệp đang giảm mạnh do thủ tục nhiêu khê

Do thủ tục rườm rà, thậm chí làm khó nhau, nên xuất khẩu hải sản 6 tháng đầu năm vào thị trường EU giảm đến 9% về lượng và giảm hơn 11% về giá trị. Sắp tới sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn nếu không chấn chỉnh kịp thời. Đó là phản ánh củanhiều doanh nghiệp (DN) và đại diện của một số tỉnh, thành khu vực phía Nam tại hội nghị “Tháo gỡ vướng mắc cho các DN xuất khẩu hải sản vào thị trường châu Âu” tổ chức tại TPHCM ngày 22-7.

Doanh nghiệp thường khó tiếp cận được tàu cá để làm thủ tục theo quy định hiện nay. Ảnh: ANH ĐẶNG

Quy định bất khả thi

Không “đẻ” thêm quy định

Sau khi nghe phản ánh của DN, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng các cơ quan chức năng cần nhanh chóng rà soát các quy định. Thủ tục phải rõ ràng, minh bạch và công khai để tạo điều kiện cho DN xuất khẩu. Các địa phương không được phép “đẻ” thêm thủ tục bằng cách tự nghĩ ra gây khó khăn thêm cho DN.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), để thực hiện các quy định của Hội đồng Liên minh châu Âu về nhập khẩu các mặt hàng hải sản vào khu vực này, từ đầu năm 2010, Bộ NN-PTNT ban hành quy chế chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Sau 6 tháng thực hiện cho thấy có quá nhiều vướng mắc gây khó khăn cho các đơn vị xuất khẩu, gián tiếp cản trở xuất khẩu.

Nhiều DN cho biết cơ quan chức năng buộc DN phải có giấy chứng nhận “Sổ nhật ký” đánh bắt do thuyền trưởng ký, trong khi DN không mua nguyên liệu trực tiếp từ tàu mà phần lớn đều mua qua thương lái. Còn muốn “truy” tìm ông thuyền trưởng thì chẳng khác nào “mò kim đáy bể” vì họ luôn lênh đênh trên biển, thay đổi tàu liên tục.

Tương tự là quy định “mỗi giấy chứng nhận khai thác chỉ cấp cho một tàu” cũng không hợp lý vì một lô hàng xuất khẩu thường được thu mua từ nhiều tàu khác nhau dẫn đến tình trạng DN phải chạy xin cấp khoảng 40 giấy chứng nhận và mất một vài tháng là chuyện thường. Trường hợp DN mua sản phẩm qua nhiều vựa, từ các tàu đã bị xóa đăng ký cũng như giấy phép khai thác đã hết hạn thì không thể nào có được giấy chứng nhận thủy sản khai thác... Các DN còn phản ánh cách làm của các địa phương, trung tâm vùng mỗi nơi khác nhau, không thống nhất nên rất khó cho DN.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP, than: Để có được giấy chứng nhận khai thác phải có 3 loại giấy phép khai thác tàu cá, nhật ký khai thác của các tàu và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh tàu cá là vô cùng khó khăn bởi nhiều chủ tàu không quan tâm đến các loại giấy tờ này. Đặc biệt là giấy chứng nhận an toàn vệ sinh tàu cá chỉ mới có một số tỉnh, thành cấp cho những tàu có mã lực từ 250 CV trở lên, trong khi tàu có mã lực dưới 250 CV chiếm đa số...

Tự làm khó mình

Ông Nam cho biết do DN phải tốn quá nhiều thời gian để chạy tới, chạy lui xin cấp giấy chứng nhận cho một lô hàng nên tình trạng bị mất khách hàng do các đối thủ ở Thái Lan, Philippines luôn tìm cách giành giật đang rất phổ biến. Ông dẫn chứng một tàu đánh bắt ghẹ với sản lượng 30 - 50 kg/ngày, DN được khai tổng cộng 250 kg/ngày/giấy. Như vậy, một container 50 tấn phải cần đến 200 tờ khai. Một con số quá khủng khiếp.

Giám đốc một DN than thở hiện đơn vị có 3 container hàng (trên 100 tấn) xuất khẩu đi châu Âu, khách hàng yêu cầu xuất thành 3 đợt nhưng cơ quan chức năng chỉ cấp một giấy chứng nhận nên không xuất được. Bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty Thủy sản Tigico (Tiền Giang), bức xúc: Bình thường mỗi tháng, công ty xuất 7-10 container sang châu Âu nhưng gần đây, do thủ tục nhiêu khê nên lượng hàng xuất giảm đến 50%. Công ty đã có nhiều văn bản gửi đến bộ, cơ quan chức năng để kêu cứu nhưng vẫn không thấy động tĩnh gì...

Bà Nguyễn Thị Ánh cho biết chúng ta đang tự làm khó nhau chứ không phải từ phía châu Âu. Yêu cầu của họ là chỉ cần chứng minh thủy sản khai thác ở đâu, còn khi chúng ta thực hiện lại quá nhiêu khê. Ông Nguyễn Hoài Nam cũng cho rằng ngoài việc xác nhận nguồn gốc xuất xứ thì mình lại làm khó nhau với quá nhiều thủ tục. Cần phải xem xét lại để giảm bớt các thủ tục không cần thiết; thống nhất cách làm toàn hệ thống.

(Theo LONG GIANG // Nguoilaodong Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • FAO giảm dự báo về sản lượng lúa mì
  • Phân tích kỹ thuật: Dầu thô tiến tới mục tiêu Fibonacci tại ngưỡng $83.55
  • Cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt
  • Xuất khẩu gạo còn khó khăn đến 2011
  • Việt Nam: Vượt rào cản trong quan hệ thương mại quốc tế
  • “Choáng” với nhập khẩu lúa mì
  • "Đồng NDT không làm cho xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng"
  • Nhập khẩu giảm, nhập siêu vẫn... tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo