Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá tôm nguyên liệu cao, lợi hay hại?

Sự xuất hiện và cạnh tranh thu mua nguyên liệu của thương nhân nước ngoài đã góp phần làm cho tôm nguyên liệu khan hiếm và giá đẩy lên mức cao kỷ lục trong 10 năm nay.

Theo các chuyên gia kinh tế, điều này đã có tác động trái chiều, người nuôi tôm vui mừng vì lợi nhuận lớn nhưng ngược lại, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lại lo âu. Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty thủy sản Minh Phú (Cà Mau) cho biết, thời gian qua, nhiều thương lái Trung Quốc xuống tận Cà Mau kết hợp với các vựa để thu mua tôm. Họ đưa ra giá cao hơn các doanh nghiệp trong nước từ 30.000- 50.000 đồng/kg tôm sú để thu vét sạch nguyên liệu.

Có điều lạ là, theo ông Quang, số tôm nguyên liệu mua giá cao tại Việt Nam (VN) được thương nhân Trung Quốc đưa về nước bán thấp hơn nhiều so với giá tôm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này. Cùng cỡ tôm nguồn gốc từ Cà Mau, nhưng doanh nghiệp Việt Nam phải bán cao hơn 34.000 đồng/kg so với mức giá mà thương nhân Trung Quốc bán mới có lời.

Tại các tỉnh miền Trung tình hình cũng diễn biến tương tự. Từ giữa tháng 5, vào vụ thu hoạch tôm ở Khánh Hòa, Quảng Nam … cũng là lúc thương nhân Trung Quốc xuất hiện và đưa ra giá cao để mua tôm nguyên liệu làm giá tôm tăng nhanh chóng mặt. Nếu như lúc đầu vụ giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg chỉ có 45.000 đồng/kg thì giá hiện nay đã lên 65.000 đồng/kg. Với mức giá nguyên liệu cao như vậy, nhiều doanh nghiệp chế biến tôm ở miền Trung khẳng định, nếu cố sức mua vào làm hàng xuất khẩu thì chắc chắn  lỗ vốn.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc mua vét nguyên liệu của một số thương nhân Trung Quốc không đơn thuần là vấn đề cạnh tranh thương mại. Bởi vì thời gian qua do thiếu nguyên liệu, giá tăng cao, nhiều nhà máy chế biến tôm trong nước đã phải đóng cửa, giảm công suất. Ông Nguyễn Thanh Đạm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu nói, giá nguyên liệu tôm đã tăng 5- 10%, trong khi thị trường xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, khiến sản phẩm tôm Việt Nam mất tính cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ xảy ra hiện tượng thương lái Trung Quốc gom hàng ở VN là do một số vùng nuôi của Trung Quốc năm nay không được mùa, nhất là các khu vực biên giới VN. Trong khi để vận chuyển hàng hóa từ nơi thừa sang nơi thiếu tại các tỉnh trong nội địa Trung Quốc phải mất hàng ngàn cây số, vừa mất thời gian vừa tốn kém. Cho nên, để đáp ứng thiếu hụt chỉ có cách sang thị trường gần là VN sẽ nhanh hơn và chi phí thấp.

Tiến sĩ Hoàng Thọ Xuân- Viện Nghiên cứu thương mại VN (Bộ Công thương)- nhận định: Về tổng thể, việc Trung Quốc gom với số lượng lớn hàng hóa từ VN không có lợi cho thị trường trong nước, nhất là những mặt hàng thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống, những mặt hàng quan trọng đối với sản xuất và rơi vào những dịp nhu cầu tiêu dùng lớn trong năm như lễ, tết. Điều này chẳng những ảnh hưởng đến kinh tế mà còn gây tác động không nhỏ đến xã hội.

(Báo Công Thương)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xử lý nghiêm trường hợp gây “sốt” giá thị trường
  • Xuất khẩu gạo năm 2010 sẽ đạt khoảng 6,7 triệu tấn
  • Phân tích – Dự báo: Giá dầu có thể tăng do kinh tế thế giới hồi phục
  • Làm gì để ổn định giá gas?
  • Bán giá rẻ hay xả hàng tồn kho?
  • Hàng bình ổn giá: Nơi cần lại chưa có
  • Các nước nghèo bị thua thiệt từ việc toàn cầu hóa
  • Thị trường cung cấp chính mặt hàng phân bón cho Việt Nam 10 tháng năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo