Trong khuôn khổ Diễn đàn DN Việt Nam - Nhật Bản, ngày 24/12/2008 VCCI phối hợp với Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu về "Quan hệ đối tác tư nhân nhà nước - PPP, Kinh nghiệm của Nhật Bản và lựa chọn chính sách cho Việt Nam"
Các chuyên gia Nhật Bản khẳng định rằng Quan hệ đối tác tư nhân nhà nước - PPP hiện đang là một xu hướng trên thế giới và Việt Nam đang nằm trong xu hướng đó.
Để mô hình hợp tác này thành công, quan trọng trong lúc này là Việt Nam phải lựa chọn chính sách hợp lý.
Xu hướng phát triển
TS Vũ Tiến Lộc cho biết, cách đây 10 năm, VCCI đã bắt đầu thúc đẩy xúc tiến quan hệ đối tác công - tư ở Việt Nam. VCCI đã phối hợp với các địa phương để đào tạo về chương trình đối tác công - tư ở các tỉnh, thành. VCCI đặc biệt kêu gọi đối tác công - tư trong khu vực DNNVV, tạo điều kiện khu vực DN này cùng nhà nước tham gia các dự án lớn và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi.
Nhận định về hợp tác mô hình PPP giữa Việt Nam và Nhật Bản, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho rằng: Trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thì PPP không phải là 2 bên mà là 4 bên, đó là Chính phủ hai nước và cộng đồng DN hai nước. Khi xác định quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là đối tác chiến lược thì quan hệ công- tư giữa hai nước cũng là đối tác chiến lược.
Ông Tomoyoshi Miyasaka - GĐ tài chính, Cục hợp tác thương mại và kinh tế thuộc Bộ Công Thương Nhật Bản, thì để hợp tác với khu vực tư nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng thì khu vực tư nhân rất quan trọng. Hiện nay cơn bão tài chính đang ảnh hưởng tới kinh tế các nước. Các DN tư nhân ở Việt Nam cũng đang ảnh hưởng ít nhiều tới vấn đề này. Để tiếp tục thúc đẩy cơ sở hạ tầng ở Việt Nam rõ ràng phải tận dụng nguồn lực DN tư nhân.
Mô hình riêng
Đây là lời khuyên của các chuyên gia Nhật Bản khi đề cập việc xây dựng mô hình PPP tại Việt Nam. Lý giải về điều này, ông Toru Mihara - GĐ Viện Chiến lược Toàn cầu của Mitsui cho rằng, do sự khác nhau về các yếu tố lịch sử, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, nên mô hình PPP ở mỗi quốc gia cũng khác nhau, được thiết lập tuỳ theo tình trạng của nền kinh tế và các chính sách công đi kèm. Bởi vậy, để mô hình hợp tác PPP thành công, quan trọng trong lúc này là Việt Nam phải có một sự lựa chọn chính sách hợp lý.
Ông Toru Mihara một lần nữa khẳng định, phải đồng bộ và mô hình PPP cũng phải mang đặc tính Việt Nam. Theo ông, rào cản lớn nhất đối với Việt Nam trong thực hiện PPP chính là lỗ hổng về tính khả thi. Lỗ hổng này hình thành do các dự án có chi phí đầu tư lớn, nhưng Nhà nước lại chỉ quan tâm giữ giá ở mức người dân có thể chi trả. Hơn nữa, Việt Nam có hệ thống pháp luật đặc thù, nhưng hệ thống này lại không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tiễn áp dụng trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước không thể một mình thực hiện các dự án lớn mà cần phải có sự hợp tác với khu vực tư nhân.
Ông Toru Mihara cho biết, mô hình đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)... là một phần của PPP nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện trơn tru chức năng của chúng. Dù đang từng bước được cải thiện nhờ việc huy động ở mức cao nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cũng như của các nhà tài trợ quốc tế nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng ở Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Việc thu hút đầu tư tư nhân dưới các hình thức BOT, BTO, BT cũng tồn tại một số hạn chế, do nhiều yếu tố khách quan (chi phí đầu tư lớn, độ rủi ro cao) và chủ quan (bất cập trong hệ thông pháp luật, chính sách). Tại Việt Nam, kể từ năm 2001 tới nay chưa có một hợp đồng BOT nào của các nhà đầu tư nước ngoài, lý do đơn giản là vì Việt Nam vẫn chưa có môi trường đầu tư tốt, cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
Đề cập kinh nghiệm của Nhật Bản trong khoảng 10 năm trở lại đây, ông Toru Mihara cho biết, ngoài những cách liên kết giữa Nhà nước và tư nhân truyền thống, 10 năm qua Nhật Bản đã có nhiều quy định được đưa ra để hỗ trợ và thúc đẩy PPP, cụ thể là những sáng kiến tài chính tư nhân (PFI), ủy nhiệm quản lý, khu vực đổi mới kinh tế đặc biệt, thử nghiệm thị trường... Một ví dụ điển hình nữa là việc mở rộng sân bay quốc tế Tokyo, đã được thực hiện thông qua khoản đầu tư truyền thống của Nhà nước, nhưng Nhà nước đã cho thuê đất, tư nhân cấp vốn, xây dựng, sở hữu và vận hành ga hàng không. Ga hàng hóa hàng không Tokyo có tổng đầu tư là 24 triệu Yen, BOT 30 năm và sẽ mở cửa từ 2010...
(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com