Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng Trung Quốc đang mất lợi thế giá rẻ

Trái cây Trung Quốc hàng đêm vẫn về chợ nhưng đã không còn thu hút người bán kẻ mua như trước. Ảnh: Thái Hằng

Đồng nhân dân tệ và lạm phát Trung Quốc tăng cao đã đẩy giá hàng hóa tăng và phần nào làm mất lợi thế của một số mặt hàng của nước này tại Việt Nam.

Nhân dân tệ tăng nhanh hơn dự báo

Theo trung tâm thương mại điện tử quốc tế Trung Quốc (CIECC - Bộ Thương mại Trung Quốc), vào ngày 29-4, đồng nhân dân tệ đã tăng giá lên mức 6,499 NDT/USD, đánh dấu kỷ lục lần đầu tiên rời ngưỡng 6,5NDT/USD.

Trước việc tăng giá này, ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho biết, đồng nhân dân tệ đã tăng nhanh hơn dự báo trước đây một chút, nhưng nhìn chung vẫn tăng chậm.

Nguyên nhân của đợt tăng giá này, theo ông, là do đồng đô la Mỹ mất giá nhanh. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn đối phó lạm phát, và muốn chứng tỏ sự linh hoạt hơn trước sức ép của quốc tế.

Theo CIECC, từ đầu năm đến nay, đồng nhân dân tệ đã tăng 1,8% so với đồng đô la Mỹ, và tăng gần 5% so với đô la Mỹ từ ngày 19-6-2010 đến nay.

Việc đồng nhân dân tệ tăng giá trong thời gian qua, và lạm phát tăng cao (trong tháng 3-2011, CPI Trung Quốc tăng 5,4%, mức tăng cao nhất trong 32 tháng qua), cũng làm tăng giá hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Việt Nam.

Hàng Trung Quốc không còn rẻ

Theo bà Trương Thị Thúy Liên, Giám đốc công ty giày Liên Phát ở tỉnh Bình Dương, giá của các nguyên liệu chính gồm da, vải nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 4 vừa qua đã tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Các đối tác phía Trung Quốc giải thích, do tình hình lạm phát và giá nguyên liệu, vật tư tăng nên họ buộc phải tăng giá bán, Bà Liên cho biết.

“Các khách hàng đặt may gia công của tôi phản ứng khá mạnh với mức tăng như vậy mặc dù đôi khi chính họ là người chỉ định nguồn cung nguyên phụ liệu, vì tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc vốn chiếm đến 80-90% một đôi giày thành phẩm”, bà cho biết.

Hiện nhiều tỉnh phía Nam Trung Quốc là nơi cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành gia công, sản xuất dệt may, da giày của Việt Nam. Thống kê của Tổng cục hải quan cũng cho thấy, trong quí 1, để xuất khẩu 4,19 tỉ đô la Mỹ hàng dệt may, da giày, Việt Nam đã phải chi đến 2,81 tỉ đô la Mỹ riêng cho nhập khẩu nguyên phụ liệu và chủ yếu vẫn từ Trung Quốc. Giá trị nhập khẩu này tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong nhóm ngành hàng tiêu dùng, hàng hoá Trung Quốc cũng đang mất dần lợi thế cạnh tranh giá “cực rẻ” bấy lâu.

Ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, nơi tập trung lượng rau củ quả lớn nhất TPHCM, nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hiện không còn lợi thế về giá rẻ và chủng loại, không còn chuyện số lượng “mua bao nhiêu cũng có” như trước đây.

Theo thống kê của Ban quản lý chợ Thủ Đức giá hiện tại bông cải xanh trong nước chỉ có 9.000 đồng/kg trong khi bông cải Trung Quốc đã 20.000 đồng/kg, cải Đà Lạt 2.300 đồng/kg so với cải Trung Quốc đến 7.000 đồng/kg…

Điển hình nhất trong ngày 2-5, lượng rau củ quả Trung Quốc hầu như “lép vế” trước lượng hàng nội địa phong phú, với việc chỉ chiếm 100 tấn trên tổng số 1.300 tấn rau củ quả mua bán qua chợ.

Một chủ chành chuyên bán trái cây nhập khẩu trong chợ cho biết, chỉ một năm trước đây, hàng Trung Quốc chiếm trên dưới 20% lượng hàng người chủ này bán ra thì nay chỉ còn khoảng 8% đến 10%, phần do tâm lý e ngại chất lượng hàng Trung Quốc của người tiêu dùng, phần do giá cả hàng nước này tăng.

“Do giá từ phía Trung Quốc tăng, cùng với chi phí vận chuyển, xăng dầu chở từ phía Bắc về đây khiến loại hàng này mắc lên so với hàng trong nước”, bà chủ chành cho biết.

Theo ông Võ Trí Thành, nhân dân tệ tăng giá, hàng hoá Trung Quốc tăng giá, khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này và hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng không đáng kể và trong ngắn hạn có thể chấp nhận được, về dài hạn là không tốt, vì tình trạng này khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu thô của Việt Nam.

Trong một chừng mực nào đó, thì đồng nhân dân tệ tăng giá nhanh hơn, nhưng không có ý nghĩa gì trong việc giúp giảm thâm hụt thương mại lớn của Việt Nam với Trung Quốc, ông Thành cho biết. Vì thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc chủ yếu do năng lực cạnh tranh và cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quí 1/2011, Việt Nam đã nhập khẩu hàng hoá với tổng giá trị trên 5 tỉ đô la Mỹ từ Trung Quốc. Và, nước này tiếp tục là đối tác thương mại mà Việt Nam nhập siêu nhiều nhất (nhập siêu từ Trung Quốc đạt 2,8 tỉ đô la Mỹ trong quí 1/2011, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2010).

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo