Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hạt lúa vẫn lẩn quẩn đầu ra

Giải quyết ổn thỏa đầu ra là vấn đề mấu chốt để hạt gạo VN phát huy thế mạnh, mang lại lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, cho đến nay đầu ra cho hạt gạo vẫn lẩn quẩn, vướng mắc.

Nhà nước đã đưa ra mô hình giúp hạt lúa có đầu ra ổn định là “liên kết 4 nhà” rất đúng về lý thuyết nhưng thực tế lại thất bại vì nhiều lý do, trong đó lý do lớn nhất là các “nhà” vẫn chưa quy về một mối, ai cũng chỉ chú trọng lợi ích của mình.

Liên kết 4 nhà lỏng lẻo

Có thể kể ra hàng loạt ví dụ về sự thất bại của “liên kết 4 nhà”: Vì không bảo đảm liên kết nên mới đây nhất, DN từ chối mua lúa IR50404 của nông dân vì lúa này thị trường xuất khẩu (XK) không chuộng, làm cho khoảng 3- 4 triệu tấn lúa này đang bị mất giá, ép giá; Lúa của “cánh đồng mẫu lớn” dễ bao tiêu hơn nhưng cũng chỉ ký được các HĐ “ghi nhớ”, không đảm bảo bao tiêu, nhiều diện tích không ký HĐ ghi nhớ này; Thị trường lúa cứ thất thường, lúa thu hoạch rộ nhưng XK khó thì giảm giá và ngược lại... Nay có tin DN bội tín với nông dân, mai lại có tin nông dân bội tín với DN...

Để bán được giá cao, nhiều xe tải chở gạo từ ĐBSCL lên bán sỉ và lẻ trực tiếp tại TP HCM

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL phân tích: “Liên kết 4 nhà” thất bại là do DN không tạo niềm tin, không bảo đảm bao tiêu sản phẩm cho nông dân mà chỉ mua lúa (dù mua bằng tiến túi hay tiền ngân sách hỗ trợ lãi suất) theo giá có lợi cho mình. Nguyên nhân sâu xa là khi thị trường XK khó khăn, DN yếu về kho dự trữ, yếu về vốn nên không thể mua dự trữ chờ giá lên. Bản thân DN bị tùy thuộc vào thị trường XK, không có kế hoạch trước, ký được HĐ nào thì mua và chưa ký được thì chờ, do vậy hiện giá lúa ở ĐBSCL đang giảm dần từ 100 đến 200 đồng/kg. Nông dân vì thiếu vốn nên cần bán ngay, thương lái thì mua giá thấp hoặc chờ giá xuống để thu lợi nhuận cao nhất, dẫn đến việc tại TP HCM đang có rất nhiều xe chở gạo từ ĐBSCL lên TP HCM bán sỉ và lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng với giá cao hơn giá bán cho thương lái (ảnh)

Trong khi thị trường đang cần gạo cấp cao, thì nông dân lại có nhiều gạo cấp thấp. Đây cũng là hậu quả của việc đầu ra không bảo đảm nên nông dân buộc phải trồng các giống lúa cấp thấp cho chắc ăn, năng suất cao, ít sâu bệnh, ngắn ngày. Và vòng luẩn quẩn là lúa cấp thấp khó bán, DN không mặn mà mua giá cao, dù mua theo chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa thì nông dân cũng không thể đạt lợi nhuận 30% như yêu cầu đặt ra của chương trình này - Chủ trương tốt của Chính phủ không đến được với nông dân!

TS Nguyễn Công Thành - chuyên gia Viện Lúa ĐBSCL cũng cho rằng: “Liên kết 4 nhà” mới chỉ là khẩu hiệu chung chung, chưa cụ thể. DN khuyến khích nông dân trồng lúa cao cấp mà không bảo đảm bao tiêu. Cũng có khi nông dân bội tín với DN. Với các “nhà” khoa học thì hoạt động, nghiên cứu chủ yếu bằng vốn ngân sách và trách nhiệm, chưa có chính sách để họ gắn kết với cả DN và nông dân nên nhiều khi xa rời thực tế thị trường, đồng ruộng…

Phải tổ chức lại

Trong thực tế sản xuất còn manh mún hiện nay thì việc tổ chức lại “liên kết 4 nhà”, để ổn định đầu ra của hạt lúa là quan điểm chung của hầu hết các chuyên gia. Tại hội thảo thuộc chuỗi Chương trình Thành tựu 10 năm xây dựng & phát triển ĐBSCL từ ngày 27 đến 1/5 vừa qua tại Cần Thơ,  GS TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường ĐH Tân Tạo cho rằng: Để ĐBSCL thuận lợi trong việc XK lúa gạo chất lượng cao, phải tổ chức lại “liên kết 4 nhà”. Mỗi “nhà” phải làm tròn nhiệm vụ của mình, hỗ trợ và làm chỗ dựa cho các “nhà” khác để “nhà” nào cũng có lợi.

Từ 2012 - 2015, ĐBSCL cần phấn đấu bao tiêu theo HĐ, mỗi năm ít nhất từ 40 - 50% sản lượng lúa, và nâng dần tỉ lệ này các năm tiếp theo.

Đồng quan điểm này, TS Lê Văn Bảnh cho rằng, phải khắc phục các tồn tại của “liên kết 4 nhà”, tiếp tục phát huy ưu điểm các “nhà” hỗ trợ nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp.  Nông dân dựa vào vốn, chính sách, pháp luật của nhà nước để sản xuất đúng hướng, hiệu quả. Nhà nước là nhà quản lý, cung cấp vốn, thông tin, tổ chức liên kết. Nhà DN lo vốn, bao tiêu sản phẩm với giá sao cho nông dân có lợi nhuận ròng. Đồng thời, phải khắc phục khâu yếu kém của DN là thiếu năng lực tài chính, kho bãi, bị động trong kinh doanh.

Nghị định 109/2012/ NĐ-CP của Chính phủ quy định, DN được cấp phép XK gạo phải có năng lực chủ động nguồn nguyên liệu, hệ thống sau thu hoạch phơi sấy, kho trữ… nhưng thực tế hầu hết DN hiện không đạt năng lực này, chỉ chủ yếu mua mua của thương lái bán cho nước ngoài. Theo TS Bảnh, VN cần học cách của nhiều nước là nhà nước thu mua lúa, đấu thầu bán lại cho DN. Nhà nước hỗ trợ vốn trực tiếp cho nông dân. Còn các nhà khoa học thuộc DN, làm khoa học theo đơn đặt hàng của DN để sản xuất gắn chặt thị trường. Bên cạnh đó, cần hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn mà mô hình “nông hộ nhỏ, cánh đồng lớn” hay còn gọi là cánh đồng mẫu lớn là một cánh sản xuất ra hàng hóa theo thị trường,  thuận lợi cho DN chủ động hơn trong cả hậu cần và kinh doanh… Ông Bảnh nhấn mạnh: “Gạo VN cần nâng cao giá trị, không cần bán nhiều mà bán giá cao, phải có thương hiệu nổi tiếng cụ thể dễ nhớ (Gạo trắng Cần Thơ, Jasmine Cần Thơ, Nàng thơm Chợ Đào…) chứ không chỉ là gạo trắng 5% - 10% - 15% - 25% tấm mơ hồ như từ trước đến nay”.

Được biết, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đề ra kế hoạch trong 3 năm tới (từ  2012 - 2015), các tỉnh ĐBSCL cần phấn đấu bao tiêu theo HĐ, mỗi năm ít nhất từ 40 - 50% sản lượng lúa, và nâng dần tỉ lệ này các năm tiếp theo. Nhưng nếu những yếu kém, bất cập trong quan hệ “liên kết 4 nhà” chưa được khắc phục một cách cụ thể thì chỉ tiêu trên sẽ mãi... ở trên giấy.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hàng Việt bị làm giả ở Trung Quốc
  • Việt Nam trong dòng chảy mậu dịch tự do
  • Xuất khẩu gạo: Lại lo doanh nghiệp “xé rào”
  • Bộ Công Thương: Điện chưa tăng, xăng chưa giảm
  • Bí ẩn đằng sau quan hệ thương mại Mỹ - Trung
  • Việt Nam: Thị trường khổng lồ đối với Canada
  • Thương hiệu Việt: Được điểm thân thiện, mất điểm sáng tạo
  • Gạo Việt vào Trung Quốc: Vừa xuất vừa lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo