Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IEA: lần thứ 3 điều chỉnh tăng dự báo về nhu cầu dầu mỏ năm 2011

Theo nguồn tin Bloomberg, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã điều chỉnh tăng mức dự báo về nhu cầu dầu thô năm 2011, lần thứ 3 điều chỉnh theo xu hướng tăng, bởi tiêu thụ tăng ở Bắc Mỹ và Trung Quốc.

Tiêu thụ dầu thô trên toàn cầu sẽ trung bình 88,8 triệu thùng/ngày trong năm tới, cao hơn khoảng 260.000 thùng so với dự báo trước đây. Nhu cầu tăng có thể thúc đẩy OPEC tăng cung vào đầu năm tới.

Tuần qua, giá dầu thô giao dịch ở mức cao nhất trong vòng hơn 2 năm trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục. Tính chung trong tuần (3 – 10/12/2010), giá dầu đã tăng 6,5%, là tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng một tháng, sau khi các báo cáo công bố cho thấy sản xuất tăng ở Châu Âu và Trung Quốc.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ giảm hơn dự kiến, giảm 17.000 xuống 421.000 trong tuần vừa qua, theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ.

Ngành sản xuất của Trung Quốc tháng 11 tăng lần thứ 4 liên tiếp. Chỉ số Quản lý sức mua của nước này tăng lên 55,2 trong tháng 11 so với 54,4 của tháng 10, theo thống kê của Liên đoàn Hậu cần Trung Quốc.

Theo IEA, nhu cầu dầu thô đã tăng từ quý III/2009, dẫn đầu là từ các nền kinh tế đang phát triển. Nhu cầu ở Châu Á tiếp tục tăng manh hơn so với các khu vực khác, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng một nửa mức tăng từ ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

IEA cho biết: “Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu quý III vừa qua tăng 3,3 triệu thùng mỗi ngày”. Nhu cầu ở Bắc Mỹ tăng khá mạnh trong 2 quý vừa qua.

Nhu cầu tại Trung Quốc tăng 12,6% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên IEA lo ngại “nhu cầu dầu ở Trung Quốc tăng mạnh kết hợp với nhiều chỉ số khác thể hiện nguy cơ quá nóng ở nền kinh tế nước này”. Nhu cầu của các nước OECD có thể giảm 300.000 thùng/ngày từ nay tới 2015.

Bất chấp giá dầu thô trong tuần qua có lúc đã lên tới hơn 90 USD/thùng - mức cao kỷ lục trong hai năm qua, song trong cuộc họp tại Ecuador ngày 11/12 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã quyết định giữ nguyên sản lượng khai thác của cả khối ở mức 24,8 triệu thùng/ngày. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ chiếm khoảng 40% tổng cung dầu toàn cầu.

Trong tuyên bố của hội nghị, 12 thành Vienna OPEC khẳng định nhu cầu về năng lượng cao hơn dự đoán tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ trong mùa Đông giá lạnh và tình trạng đầu cơ là những nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao trong năm nay.

Lý do giữ nguyên sản lượng được OPEC cho rằng là do những lo ngại về khả năng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại trong năm 2011 cùng với những thách thức đối với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng, trong đó có nguy cơ xảy ra cuộc chiến tiền tệ và cuộc khủng hoảng thứ hai trong lĩnh vực ngân hàng ở châu Âu cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao và sản lượng công nghiệp thấp ở các nước phát triển đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đối với nhu cầu dầu mỏ của các nền kinh tế.

Liên quan đến vấn đề giá dầu, Chủ tịch luân phiên của OPEC, Bộ trưởng Năng lượng Ecuador Wilson Pastor-Morris nhấn mạnh mức giá hiện nay là hoàn toàn phù hợp với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Đại diện của Arập Xêút cho biết nước này tiếp tục ủng hộ giá dầu thế giới dao động trong khoảng từ 70-80 USD/thùng.

Giới phân tích cho rằng động thái này của Arập Xêút sẽ trấn an các nước tiêu thụ nhiều dầu lửa vốn quan ngại giá dầu có thể vượt ngoài tầm kiểm soát và kìm hãm đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Cuộc họp tiếp theo của OPEC dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6/2011 tại Vienna (Áo), song theo Tổng thư ký OPEC Abdulla Salem El-Badri cho biết tổ chức này có thể nhóm họp sớm hơn nếu giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng cao.

IEA cho rằng OPEC cần sản xuất 29,5 triệu thùng dầu/ngày trong năm tới, nhiều hơn 260.000 thùng/ngày so với hiện nay và nhiều hơn 100.000 thùng/ngày so với dự đoán của IEA.

(Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Từ “giá thị trường” đến “kinh tế thị trường”
  • Lo xuất khẩu năm tới
  • Giá xuất khẩu tăng
  • Thị trường thương mại điện tử Việt Nam: Thiếu đồng bộ
  • Nhiều mặt hàng vượt “đích” xuất khẩu năm 2010
  • Xuất khẩu cáp điện tăng mạnh nhờ... thị trường ôtô
  • Nhập khẩu và tinh chế
  • Tiềm năng xuất khẩu của ngành vật liệu xây dựng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo