Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh doanh 2010: Những chuyện cười ra nước mắt

Năm 2010, có những câu chuyện kinh doanh, đúng hay sai, tưởng được hóa mất hay "tai bay vạ gió", "gậy ông đập lưng ông"... diễn ra khiến nhiều người thấy không biết nên cười hay khóc vì sự vô lý, thậm chí không tưởng của nó... Điều này tạo nên những gam màu sôi động của thị trường.


Không tưởng và không thể

10.000 tỷ ODA nhàn rỗi trong tay cá nhân: Chuyện dường như không tưởng những vẫn có người tin. Đầu tiên là chuyện có đại gia đề nghị gửi vào Ngân hàng SHB chi nhánh Khánh Hòa 10.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA nhàn rỗi và đòi hoa hồng 50 tỷ. Và đã có một số tiết kiệm khống 50 tỷ được phát hành ra... Tuy vụ việc được ngăn chặn ngay và không gây ra thất thoát tài sản cho ngân hàng, nhưng đây thực sự là một vụ "động trời vì tính không tưởng của nó".

Đơn giản, các ngân hàng Việt Nam cỡ như SHB, vốn điều lệ chỉ khoảng hơn 3.000 tỷ đồng (mà có ngân hàng còn chật vật không đáp ứng nổi); thậm chí, trên thị trường ngân hàng việc di chuyển một món tiền cỡ 5.000-6.000 tỷ cũng đã đủ tạo ra bất ổn về thanh khoản.

Thế mà, một người có 10.000 tỷ thì chắc không thể cất ở một kho nào đó mà phải gửi trong ngân hàng. Nếu gửi vào SHB thì việc rút tiền chắc sẽ tạo ra "khủng hoảng" thanh khoản cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Hơn thế, nguồn gốc món tiền là vốn ODA nhàn rỗi lại là chuyện không tưởng vì đồng vốn ODA được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chuyên ngành chẳng lẽ hơn 500 triệu USD lại đưa cho một cá nhân cầm đi gửi tiết kiệm.

10.000 tỷ đồng dễ kiếm, dễ vận chuyển như... giấy vụn (ảnh minh họa)

Xăng thiếu mà lại ế: Một chuyện khác tưởng như không thể diễn ra nhưng lại trở thành vấn đề làm đau đầu các cơ quan quản lý: xăng dầu Dung Quất bị ế.

Việt Nam nhập khẩu ròng 100% xăng đâu thành phẩm. Việc có được một nhà máy lọc dầu đảm bảo 30% nhu cầu là một thành công lớn sau bao nhiều năm mong đợi. Những tưởng sản phẩm đó sẽ được chào đón và đắt khách. Ai ngờ, xăng đủ tiêu chuẩn, khách nước ngoài sẵn sàng mua nhưng trong nước lại không mặn mà, tồn kho nhiều khiến nhà máy có nguy cơ dừng sản xuất vì hết kho chứa.

Đúng là chuyện tưởng như không thể mà vẫn diễn ra khiến cho các cơ quan quản lý phải họp lên, họp xuống, rồi phải ra cả chỉ đạo hành chính mới giải quyết được.

Hãng hàng không biến mất: Hãng hàng không tư nhân đầu tiên Indochina Airlines của nhạc sỹ khá nổi tiếng trong làng giải trí Việt, từ khi thua lỗ và dừng bay, dường như đã biến mất.

Mất tăm mất tích đến nỗi, công văn của cơ quan quản lý gửi đến bị trả lại; đối tác đòi nợ không biết đâu mà tìm, nhà cung cấp nguyên liệu bất lực đòi tiền phải kiện lên cơ quan quản lý cạnh tranh...

Thế mà, trong khi đó, ông chủ của nó - nhạc sỹ Hà Dũng - vẫn xuất hiện đều đặn bên cạnh các chân dài trong các buổi tiệc tùng, trong những đêm âm nhạc như chưa có chuyện gì xảy ra... để hưởng thụ cuộc sống đại gia với phong độ và "danh tiếng" một tổng giám đốc hãng hàng không.

DN "tự thú" về tội trốn thuế: Chuyện hàng loạt DN chế biến chè ở Lâm Đồng mới đây đồng loạt "tự thú" với cơ quan thuế về hành vì trốn thuế bằng cánh chuyển giá quốc tế và xin được nộp thuế cũng là chuyện hiếm có xưa nay.

Các DN này từ ngày vào kinh doanh ở Việt Nam cả chục năm nay, năm nào cũng báo lỗ, giá chè xuất khẩu của họ luôn ở mức 3-4 USD/kg trong khi chè trên thị trường khoảng trên 10 USD. Thua lỗ nhưng họ vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh. Nghi vấn DN trốn thuế nhưng nhiều năm qua, cơ quan thuế không có cách gì để chứng minh.

Cá tra Việt Nam vất vả vì tai nạn từ trên trời rơi xuống (ảnh SGTT)

Mãi gần đây, khi nghi ngờ về chuyển giá và trốn thuế ngày càng mạnh, cơ quan thuế có thêm bằng chứng thì các DN này biết khó thoát mới chịu "quy hàng". Họ khai bán chè với giá 11 USD/kg nhưng chỉ khai có 3 USD. Người mua là công ty mẹ ở nước ngoài để chuyển giá và trốn thuế. Như thế, dù chứng minh và xử lý chuyển giá  quốc tế không khó làm chỉ có điều có chịu khó làm hay không mà thôi.

Tưởng được hóa mất

Vận đen với rùa tai đỏ: Công ty CPNK thủy sản Cần Thơ nhập gần 40 tấn rùa tai đỏ về để kinh doanh. Chuyện nếu thành, sẽ mang lại cho công ty một món lợi lớn. Tuy nhiên, một công ty chuyên về thủy sản lại không biết rùa tai đỏ được xếp vào một trong những loài động vật xâm hại nguy hiểm nhất, cấm nhập khẩu. Nên khi nhập về, đã bị cơ quản quản lý cách ly, cấm bán ra thị trường, phải tái xuất hoặc tiêu hủy. Không tái xuất được công ty đành phải chi thêm tiền tiêu hủy.

Thua lỗ trắng cả tỷ đồng, hiện công ty này còn dây vào kiện cáo với các đối tác trong vụ nhập khẩu rùa tai đỏ này. Đúng là tưởng được hóa mất, rước họa vào thân với rùa tai đỏ.

Tăng vốn ngân hàng - làm đúng thì thiệt: Thực hiện lộ trình tăng vốn lên 3.000 tỷ, lo ngại trước cảnh báo sẽ bị thu hồi pháp nhân kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước nên nhiều ngân hàng đã chạy đôn đáo, tìm mọi cách để tăng vốn cho đủ lộ trình kể cả bán cổ phiếu rẻ.

Thế rồi, khi có hàng chục ngân hàng không tăng vốn đủ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước đã xin Chính phủ cho hoãn thêm 1 năm. Thế là, ngân hàng nào đáng bị kỷ luật lại trở nên "xênh xang" nhẹ nợ vì không phải đau đầu tăng vốn mà cũng chẳng bị ai kỷ luật.

Chỉ khổ những ngân hàng làm đúng, vất vả lo đủ vốn, chấp nhận bán cả cổ phiếu rẻ, chấp nhận mất giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán... Cuối cùng, vừa nhọc công vất vả lại bị cổ đông trách móc vì làm mất giá cổ phiếu. Đã thế, lại còn bị mấy ngân hàng chậm tăng vốn cười "chẳng biết gì về thông tin thời cuộc".

Khuyến mãi lãi suất: chưa hút được vốn đã nhận kỷ luật: Cuộc đua lãi suất đã đến hồi căng thẳng, bất ngờ Techcombank nâng lãi suất 3 ngày khuyến mãi lên trên 17%. Thực tế, đây không phải là lã suất quá cao so với thực tế thỏa thuận trên thị trường.

Tuy nhiên, trong khi tất cả âm thầm cạnh tranh, thì mức lãi suất "khủng" của Techcombank công bố khiến lập tức tất cả các ngân hàng tới tấp tăng lãi suất theo, có ngân hàng công bố lên đến 18-19%. Lãi suất tăng quá đà, Ngân hàng Nhà nước phải vào cuộc chấn chỉnh.

Techcombank trở thành tiêu điểm để tất cả các ngân hàng khác "la ó" về tội "phá" thị trường, cơ quan quản lý trách móc vì khuyến mãi thiếu thận trọng... Thậm chí, tờ rơi khuyến mãi lãi suất còn được chuyển vào tận nhà riêng Thống đốc 2 lần như để "quảng cáo hộ". Lần trước, một đợt khuyến mãi tương tự đã giúp Techcombank thu về hàng ngàn tỷ tiền vốn, nay chưa kịp thu hút vốn đã nhận được những trách móc và kỷ luật.

Ăn theo kiểu dáng vướng vào kiện cáo: Xe máy Diamond Blue của Lisohaka, trực thuộc Công ty cổ phần Công nghiệp Tàu thủy và xe máy Vinashin mới xuất hiện đã rất hút khách vì giống y chang Piagio LX đang thịnh hành trên thị trường. Xe máy được trang bị động cơ Honda và có kiểu dáng giống LX.

Khi báo chí đưa tin, các hãng xe Honda và Piagio chưa lên tiếng, ông chủ sản xuất Diamond Blue rất tự tìn và mạnh miệng tuyên bốn về chất lượng và sự hợp pháp của chiếc xe... Tuy nhiên, đến khi cả Honda và Piagio lên tiếng thì hãng xe Việt Nam dần im lặng. Tuy vây, với ý thức bảo vệ thương hiệu, cả hai hãng này cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi vụ này để làm rõ.

Nhiều mẫu xe Toyota đã bị thu hồi trong năm qua.


Rắc rối bỗng dưng đến

Ông chủ SSI và sự cố phá giá VND: tháng 5, khi thị trường ngoại hối đang cực ổn, bất ngờ hãng tin tài chính số 1 thế giới Bloomberg đưa tin dẫn lời Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) rằng Việt Nam có thể phá giá tiền đồng 4% để hỗ trợ xuất khẩu.

Việc này khiến cả thị trường náo loạn, cơ quan quản lý bức xúc, còn SSI thì được phen "tai bay vạ gió" phải đi thanh minh với các nhà quản lý, và có văn bản yêu cầu Bloomberg xác minh lại. Cuối cùng, Bloomberg đã đưa thông tin đính chính nhận định của SSI về dự báo liên quan đến giá VND. Đây là một việc hy hữu của hãng tin này: lần đầu tiên Bloomberg phải đính chính thông tin về Việt Nam.

Cá tra, cá kèo gặp hạn: Con cá tra Việt Nam đang yên lành với vị trí xuất khẩu thuẩn lợi, được khách hàng ưu chuộng bỗng dưng bị xếp vào danh sách đỏ khuyến cáo không nên sử dụng của WWF tại môt số nước châu Âu. Tá hỏa phản đối và tìm hiểu mới biết, WWF đi thuê lại một công ty ngiên cứu độc lập, công ty này lại không tìm hiểu ở Việt Nam, dựa vào thông tin trên một số tạp chí cũ, không chính xác đề xếp hạng...

Cũng may, nhờ phản ứng kịp, WWF ở các nước này đã sang Việt Nam sau đó để nhận sai và sửa sai. Chuyện tai họa trên "trời" giáng xuống nhưng cũng trách các nhà kinh doanh Việt Nam mỗi năm bán cả tỷ USD cá tra ra thị trường mà lại thiếu thông tin để người khác hiểu sai.

Sau cá tra, con cá kèo cũng bị hạn nặng khi có tin đồn ăn cá kèo bị ung thư. Cũng may chuyện đã nhanh chóng được xua tan.

Đi xe xịn lo sự cố bên Mỹ: Toyota bị lỗi và phải thu hồi hàng triệu xe ở thị trường Mỹ. Chuyện ôtô ở nước Mỹ xa xôi lại khiến nhiều đại gia đi xe xịn ở Việt Nam lo lắng, đưa xe đi kiểm tra. Đó là những xe cùng đời, nhập khẩu nguyên chiếc từ Mỹ... Xe xịn nhưng lại không được bảo hành chính hãng ở Việt Nam. Tiền to để đi xe xịn, ai ngờ lai có nguy cơ thiệt mạng... nghe thấy đã khiếp.

Dù có không nhiều những xe như thế ở Việt Nam nhưng có thể thấy chuyện xứ người cách cả chục ngàn km đã ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Việt Nam. Đúng là chuyện của thời hội nhập.

Tham nuốt không trôi

Bán khống đất vào tù: Không phải là nhà đầu tư dự án, cũng không còn được công nhận có quyền thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư vào Khu đô thị Thanh Hà A do Cienco 5 Land làm chủ đầu tư vì không thực hiện cam kết. Tuy vậy, Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5 vẫn ký kết hợp đồng bán khống đất với hàng trăm khách hàng để thu hàng trăm tỷ đồng.

Vụ việc vỡ lỡ, Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5 đã được tạo cơ hội để trả lại tiền cho nhà đầu tư nhưng vẫn chây ỳ cố ý chiếm đoạt. Trước hành vi có dấu hiệu lừa đào công an đã bắt lãnh đạo DN này để điều tra xử lý.

Làm giá cổ phiếu: Anh em cùng bị bắt: Lãnh đạo công ty Dược Viễn Đông tuyên bố muốn thâu tóm Dược Hà Tây và tìm mọi cách mua gom cổ phiếu. Tuy nhiên, sau đó khi giá cổ phiếu dược Hà Tây bị đẩy lên cao thì các lãnh đạo dược Viễn Đông bán ra kiếm lãi nhiều tỷ.

Vụ việc đã qua, tiền đã về túi, cứ tưởng mọi việc rồi cũng qua như những vụ làm giá chứng khoán trên thị trường trước đây. Ai ngờ, cơ quan quản lý mạnh tay, cả mấy anh em một nhà làm lãnh đạo Dược Viễn Đông phải vào tù, tiền thu lãi bất chính được yêu cầu phải trả lại cho nhà đầu tư.

Tác giả: LÊ KHẮC (TỔNG HỢP) // Theo VEF

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Sữa và sức ép tăng giá
  • Hàng nội chiếm lại sân nhà
  • Cân bằng cán cân thương mại vào năm 2015: Nhiệm vụ bất khả thi?
  • Xuất khẩu-điểm sáng trong bức tranh kinh tế 2010
  • Không thiếu hàng bình ổn
  • Chương trình XTTM quốc gia: Chấm dứt chế độ "ăn không"
  • Vì sao xuất khẩu cá tra không đạt kế hoạch 1,5 tỷ USD?
  • Sharon Epperson: Dự đoán về thị trường hàng hóa trong năm 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo