Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm gì để giảm nhập khẩu muối?

Trước nhiều ý kiến cho rằng, muối nhập khẩu đã “hạ gục” muối trong nước, ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông - lâm - thuỷ sản và Nghề muối (gọi tắt là Cục Chế biến, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) cho biết, năm 2010, hạn ngạch nhập khẩu muối là 260.000 tấn, trong đó muối công nghiệp là 180.000 tấn, muối dân sinh là 80.000 tấn dùng cho sản xuất muối y tế, muối i ốt.
 
Trên thực tế, trong 5 tháng đầu năm nay, mới có 50.000 tấn muối công nghiệp được doanh nghiệp (DN) nhập trong hạn ngạch, chứ chưa có lượng muối dân sinh nào được nhập về.

Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, muối là một trong những mặt hàng áp dụng chính sách nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, do đó DN có thể nhập khẩu theo hai hình thức.

Thứ nhất, nhập khẩu theo hạn ngạch có giấy phép của Bộ Công thương, được hưởng mức thuế trong hạn ngạch theo quy định (5-10%).

Thứ hai, nhập khẩu ngoài hạn ngạch, nộp thuế theo mức thuế MFN, không bị hạn chế về số lượng và không cần giấy phép của Bộ Công thương.

Theo ông Xuân, một số DN nhập khẩu muối đã căn cứ vào hình thức nhập khẩu thứ hai để nhập muối về. “Đây là lý do khiến cho lượng muối nhập ngoài hạn ngạch trong 5 tháng lên tới gần 90.000 tấn. Bên cạnh đó, vào cuối năm 2009, giá muối thế giới đột ngột giảm, nên các DN đã nhập về một lượng muối khá lớn. Lượng muối này được đẩy mạnh bán ra trong những tháng đầu năm, dẫn đến việc tiêu thụ muối nội địa gặp khó”, ông Xuân nhận định.

Theo ông Xuân, để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ muối, về lâu dài, Bộ NN&PTNT đang xem xét các biện pháp hạn chế muối nhập khẩu bằng cách áp dụng các hàng rào kỹ thuật như quy định tiêu chuẩn, chất lượng muối nhập khẩu, ưu tiên sử dụng muối nội, đặc biệt là cần sự giám sát chặt chẽ đối với muối nhập khẩu ngoài hạn ngạch để việc cân đối sát với thực tiễn...

Từ đầu vụ muối 2010 đến nay, giá muối trong  nước liên tục giảm đã gây nhiều khó khăn cho diêm dân. Số liệu thống kê cho thấy, hiện giá muối tại các tỉnh miền Bắc vào khoảng 1.000 đồng/kg, giảm 800 đồng so với năm 2009, tại các tỉnh miền trung giá 300 - 350 đồng/kg, chưa bằng 1/4 giá muối năm 2009, giá muối tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ 400 đến 500 đồng/kg, giảm hơn 1.000 đồng so với năm 2009.

Theo Cục Chế biến, nguyên nhân khiến muối rớt giá là do thời tiết năm nay thuận lợi, sản lượng muối trong nước tăng đột biến, sản lượng muối thế giới tăng đáng kể từ đầu năm đến nay.

Theo thống kê sơ bộ của Cục Chế biến, trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng muối cả nước ước đạt trên 800.000 tấn, tăng trên 150% so với cùng kỳ năm 2009.

“Trước tình hình khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ muối, Bộ NN&PTNT đã cùng các cơ quan chức năng triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ, như hạn chế nhập khẩu, ưu tiên sử dụng muối trong nước. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức có văn bản đồng ý cho mua tạm trữ muối. Đây là biện pháp hỗ trợ tích cực để diêm dân sản xuất”, ông Xuân cho biết.

Theo văn bản chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN&PTNT chỉ đạo Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood I) mua tạm trữ 200.000 tấn muối nhằm giữ giá muối. Theo đó, miền Bắc mua tạm trữ 20.000 tấn, miền Trung và miền Nam 180.000 tấn. Việc mua tạm trữ bắt đầu từ ngày 1/6 đến hết ngày 30/9/2010. Về cơ chế mua tạm trữ, Vinafood I tự chịu chi phí bảo quản, tự chịu lãi suất trong thời gian tạm trữ. Trường hợp khó khăn về tài chính, Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét. Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý hỗ trợ 100% lãi suất cho diêm dân vay vốn đầu tư sản xuất muối. Thời gian được hỗ trợ bắt đầu từ ngày 1/6/2010 đến hết ngày 31/12/2010.

Để đảm bảo việc dự trữ muối, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN&PTNT rà soát lại các dự án đầu tư xây dựng kho chứa muối hiện đang thực hiện. Nếu dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2010, nhưng chưa được bố trí đủ vốn thì Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ để được ứng vốn của năm 2011, nhằm kịp thời hoàn thành kho bãi phục vụ việc dự trữ muối.

(Theo Viễn Nguyệt // Báo đầu tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu đồ gỗ chuyển mình trong thách thức
  • Chủ động điều hành xuất nhập khẩu, kiểm soát nhập siêu
  • Mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu đã “lỗi thời”?
  • Bán rẻ cá tra vào Mỹ, chỉ lợi trước mắt
  • Giá nhôm có thể tăng bởi thiếu cung
  • FAO: Giá lương thực sẽ tăng trong giai đoạn 2010 – 2019
  • Xuất khẩu sữa của Niu Dilân sẽ tăng 58% trong vào năm 2014
  • Thịt đông lạnh vẫn nhộn nhịp về cảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo