Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Made in China" không chỉ tạo ra ở Trung Quốc

Hiện nay, một sản phẩm trong chuỗi cung ứng toàn cầu được sản xuất từ nhiều linh kiện từ nhiều nước khác nhau. Đã đến lúc cần thay đổi cách tính toán thương mại toàn cầu.

Khoảng 30 năm trước đây, sản phẩm được lắp ráp tại một nước và sử dụng linh kiện, phụ kiện từ chính nước đó. Việc tính toán về thương mại toàn cầu hết sức dễ dàng.

Năm 2011, mọi chuyện đã khác. Sản xuất phát triển nhờ chuỗi cung ứng toàn cầu trong khi đó phần lớn hàng nhập khẩu thực tế cần được gắn mác “sản xuất toàn cầu (made globally) chứ không phải “made in China” hay cái gì tương tự như vậy. Việc đưa ra các sự phân biệt trên không mang tính học thuật.

Minh họa (IE)
Minh họa (IE)

Khi yếu tố mất cân bằng thương mại khiến chính phủ các nước giàu đau đầu, cách thức tính toán về thương mại toàn cầu chỉ khiến căng thẳng địa chính trị bùng nổ ở thời điểm mà sự hợp tác cần thiết hơn bao giờ hết.

Thương mại quốc tế hiện nay được tính toán dựa trên giá trị tổng. Tổng giá trị thương mại của hàng nhập khẩu được gắn với nước xuất xứ duy nhất khi hàng hóa đến được tay khách hàng.

Lý thuyết này hiệu quả khi nhà kinh tế học David Ricardo còn sống cách đây 200 năm, khi ấy, người Bồ Đào Nha buôn rượu làm tại Bồ Đào Nha và mua về hàng may mặc của Anh được sản xuất tại Anh.

Thế nhưng ngày nay, định nghĩa về nước xuất xứ không còn phù hợp nữa. Cái chúng ta coi như “made in China” thực tế được lắp đặt tại Trung Quốc thế nhưng giá trị thương mại của nó bắt nguồn từ nhiều nước khác trước dây chuyền lắp đặt đó. Như vậy không còn phù hợp khi nghĩ đến thương mại trên phương diện họ và chúng ta.

Quan điểm đưa ra ở trên không cho rằng mọi căng thẳng thương mại quốc tế sẽ biến mất chỉ sau 1 đêm nếu chúng ta thay đổi cách tính toán về thương mại. Thế nhưng nếu chúng ta muốn tranh luận về điều gì đó quan trọng như mất cân bằng thương mại, chúng ta cần tính toán dựa trên thực tế.

“Bức tranh” thương mại bị bóp méo sẽ làm các mối quan hệ song phương căng thẳng hơn và tâm lý chống thương mại sẽ trở nên tồi tệ hơn ở thời điểm các biện pháp bảo hộ vốn đã nhiều.

Các chuyên gia kinh tế bao lâu nay đã bỏ đi quan điểm thương mại là trò chơi ăn thua thế nhưng bối cảnh chính trị và thị trường hiện nay đã khiến người ta nghĩ nhiều đến quan điểm cũ kỹ đó.

Khủng hoảng khiến mọi chuyện trầm trọng hơn thậm chí ở thời điểm sản xuất toàn cầu đã khiến sự phân biệt giữa “họ” và “chúng ta” rộng hơn.

Điện thoại iPhone của Apple minh họa rõ nhất cho sản xuất năm 2011. iPhone được lắp đặt tại Trung Quốc, xuất khẩu sang Mỹ và một số nơi khác. Tuy nhiên linh kiện đến từ nhiều nước khác nhau. Theo nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á, điện thoại này đóng góp 1,9 tỷ USD vào thâm hụt thương mại Mỹ - Trung nếu sử dụng định nghĩa nước xuất xứ thông thường.

Tuy nhiên nếu iPhone xuất từ Trung Quốc sang Mỹ được tính theo giá trị gia tăng, tức giá trị mà Trung Quốc thêm vào sản phẩm, con số trên chỉ còn 73,5 triệu USD.

Không chỉ điện thoại. Ô tô, máy bay, hàng điện tử và thậm chí cả quần áo, đang được làm tại nhiều nước. Không một chiếc máy bay thương mại nào có thể được sản xuất với linh kiện chỉ từ một nước.

Các nhà lãnh đạo biết rằng căng thẳng thương mại sẽ tạo ra ảnh hưởng tồi tệ đặc biệt trong kỷ nguyên chuỗi cung ứng toàn cầu. Thuế nhập khẩu, tệ quan liêu hay sự chậm trễ hoặc chi phí vận chuyển hàng tăng lên sẽ khiến chi phí lên cao. Số liệu thương mại truyền thống khiến sự đối đầu còn tồi tệ hơn.

* Tác giả bài viết là Tổng giám đốc Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), ông Pascal Lamy.

(Theo Financial Times)//BeeNet

-------------------------------------------------------------------------------

Hàng Trung Quốc chui vào cửa hàng "made in Vietnam"

Trong khi người tiêu dùng ngày càng e ngại mua phải hàng Trung Quốc kém chất lượng, thì không ít doanh nghiệp, người bán hàng đã lập lờ thay nhãn mác hàng Trung Quốc thành hàng Việt Nam hoặc một số nước khác để lừa người tiêu dùng. 

Vàng thau lẫn lộn

Tình trạng này diễn ra phổ biến ở nhiều mặt hàng tiêu dùng, từ quần áo, trái cây, hàng gia dụng đến các vật dụng có giá trị như thiết bị điện tử, xe đạp, điện thoại di động…

Nhiều mặt hàng Trung Quốc được nhà sản xuất gắn mác hàng Việt Nam để lừa khách hàng.
Nhiều mặt hàng Trung Quốc được nhà sản xuất gắn mác hàng Việt Nam để lừa khách hàng.

 

Trước Tết, chị Khương Thúy Hạnh (quận Ba Đình) có mua một chiếc áo khoác cho con tại cửa hàng Made in Vietnam trên dốc Tam Đa. Mác giấy gắn ở cổ áo ghi rõ là Made in Vietnam. 

Nhưng mấy hôm sau, khi giặt áo chị Hạnh mới phát hiện ra là mác vải gắn ở trong áo là Made in China cùng với một lô chữ Trung Quốc. Thì ra cửa hàng đó đã trộn hàng Trung Quốc vào rồi gắn mác Việt Nam để dễ bán và bán với giá cao. 

“Từ sau đó tôi cảnh giác luôn với tất cả các hàng hóa gắn mác Made in Vietnam. Rất có thể các nhà kinh doanh đã dán mác Vietnam lên các hàng hóa của Trung Quốc để đánh lừa người tiêu dùng”, chị Hạnh bức xúc nói.

Tại các chợ ở Hà Nội, các loại trái cây Trung Quốc được bày bán khá nhiều, đặc biệt là táo, lê, nho, lựu. Thế nhưng chúng luôn được giới thiệu là trái cây trong nước hoặc nhập từ Thái Lan, Chile, Mỹ...

Như cam vàng Trung Quốc được gắn dưới cái tên cam Vinh… Thậm chí một số loại rau như: súp lơ, cà rốt, củ cải Trung Quốc cũng được biến thành rau, củ Đà Lạt, Sa Pa,... Dù cảnh giác, các bà nội trợ cũng không thể xác định hết nguồn gốc hàng hóa cho bữa cơm hằng ngày.

Tuần trước, bác Bình (nhà số 84 Pháo Đài Láng, Hà Nội) đi chợ thấy củ cải trắng ngon, nhìn bắt mắt lại được chị bán hàng giới thiệu là “hàng quê” nên bác mua liền mấy cân về ăn dần.

Buổi chiều bác cắt nửa củ để nấu cháo cho cháu nhỏ ăn rồi đem cất vào tủ lạnh. Tuy nhiên, sáng hôm sau bác mở tủ lạnh ra thì rất ngạc nhiên vì nửa củ cải hôm trước bỗng dưng phình to ra gấp rưỡi. Đến lúc ấy bác mới biết đó là loại củ cải Trung Quốc có sử dụng hóa chất kích thích sinh trưởng nhanh.

Tình trạng lập lờ hàng Trung Quốc không chỉ diễn ra phổ biến ở các mặt hàng tiêu dùng mà ngay các đồ gia dụng, điện máy cũng thường xuyên xảy ra. Thậm chí, nhiều sản phẩm Trung Quốc còn có tên na ná như hàng Nhật.

Anh Nguyễn Văn D. (Hải Dương) cho biết: Tháng trước anh vừa mua một màn hình máy tính LCD trên đường Lê Thanh Nghị, Hà Nội. Người bán hàng tư vấn đây là màn hình máy tính của Nhật, lắp ráp tại Việt Nam, siêu mỏng, giá 3.400.000 đồng.

Cùng với đó là một bảng giới thiệu sản phẩm dày đặc chữ ghi đủ các loại chức năng, công dụng,... khiến khách hàng hoa cả mắt.

Thế nhưng sau một thời gian sử dụng, màn hình bị trục trặc, anh Dũng đem máy qua chỗ người quen sửa thì được biết toàn bộ là “made in China”. Định đem ra cửa hàng bán để khiếu nại thì anh mới vỡ lẽ hóa đơn mua hàng không hề ghi nơi xuất xứ. 

Nói là hàng Trung Quốc thì chỉ có ế!

Theo một tiểu thương chợ Đồng Xuân (Hà Nội) chuyên bán nhãn mác để gắn vào quần áo, gần đây khi người tiêu dùng không tin vào chất lượng hàng Trung Quốc, thì các đơn hàng đặt mua nhãn mác “Made in Vietnam” theo đó cũng đắt hàng.

“Bây giờ mà nói hàng Trung Quốc thì chỉ có ế hàng. Nhưng không bán hàng Trung Quốc thì cũng khó có lãi vì người mua thì tham rẻ nhưng lại đòi chất lượng khá nên phải lập lờ thế mới làm ăn được”.

Giá cả phải chăng, đường kim mũi chỉ chắc tay, mẫu mã tuy không đẹp nhưng bền. Chất lượng vải vóc có thể bảo vệ sức khỏe, không sử dụng hóa chất, đặc biệt là quần áo trẻ em đã khiến cho hàng “Made in Việt Nam”  ngày càng được nhiều người tiêu dùng yên tâm lựa chọn.

Tại Hà Nội hiện nay chỉ có khoảng 8 cửa hàng “Made in Vietnam” thuộc hệ thống Vietbrothers, tuy nhiên thực tế lại có trên 20 cửa hàng mang nhãn hiệu này. Trên phố Kim Mã, chỉ trên đoạn đường từ số 425 đến 455 đã có 3 cửa hàng với những loại biển màu đỏ và màu đen khác nhau. Tất nhiên, giá cả của các cửa hàng này cũng đa dạng. Cùng một kiểu dáng, chất liệu, nhãn mác như nhau nhưng giá mỗi nơi một khác.

Theo chị Lan Anh, nhân viên cửa hàng “Made in Vietnam” tại 27 Phan Đình Phùng (thuộc hệ thống Vietbrothers), hiện nay có nhiều shop tư nhân tự phát và lấy thương hiệu “Made in Vietnam”. Tại các shop này, ngoài hàng nội mà còn có cả hàng xuất xứ Trung Quốc, Thái Lan, Hong Kong hoặc Campuchia.

“Trước đây, nguồn hàng mang thương hiệu Việt được nhập chủ yếu từ hàng lỗi, xuất khẩu thừa đi các nước châu Âu hoặc quần áo gia công (vải và thiết kế theo nước ngoài nhưng may tại Việt Nam). Tuy nhiên, thời gian gần đây, các loại quần áo bày bán tại “Made in Vietnam” gồm cả những lô hàng chất lượng đảm bảo lấy từ các công ty chuyên xuất khẩu”, chị Lan Anh cho biết.

Còn theo anh Long (cửa hàng 455 Kim Mã) thì hàng của “Made in Vietnam” thường có kích cỡ lớn hơn hàng Trung Quốc vì đây chủ yếu là hàng xuất khẩu. Mặt khác chất liệu và giá thành của các sản phẩm này cũng đắt hơn so với những mặt hàng cùng loại bán ở cửa hàng khác.

Theo kinh nghiệm của anh Long, quần áo Trung Quốc thường được làm bằng các chất liệu vải không tốt, dễ bị phai màu, nhanh giãn. Khi gắn mác thường hay mắc sai sót như mác cũ cắt chưa hết, mác mới không tương đồng với thương hiệu trên áo, giá thường rẻ và có thể mặc cả được. 

Nguyễn Yến//BeeNet

 

 

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Năm 2011, các DN xuất khẩu sẽ là nhóm có tỷ lệ lợi nhuận
  • Trung Quốc lạm phát, cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam?
  • Nhiều thách thức cho xuất khẩu gạo khi mở thị trường
  • Năm 2011: Nhập siêu dưới 20% kim ngạch xuất khẩu
  • OPEC nâng dự báo nhu cầu dầu năm 2011
  • Kiểm soát chặt chẽ nông sản thực phẩm nhập khẩu
  • Thị trường gạch ốp lát: Doanh nghiệp Việt thất thế
  • Để giảm nhập siêu hàng xa xỉ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo