Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguyên liệu ngành mía đường: Xoay tít trong vòng luẩn quẩn

Hiệu quả trồng mía thấp, nông dân chuyển đổi sang các cây trồng khác.

Nông dân bán được mía với giá cao hơn niên vụ trước nhưng vẫn không hào hứng, nhiều vùng chuyên mía bị phá bỏ chuyển sang cây trồng khác khiến ngành mía - đường vẫn còn trong vòng luẩn quẩn.

 

Doanh nghiệp "đóng cửa" sớm do thiếu nguyên liệu


Niên vụ mía 2008-2009 kết thúc trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng, hàng loạt nhà máy đường phải "đóng cửa" sớm và hậu quả là toàn ngành thiếu khoảng 200 ngàn tấn đường so với kế hoạch. Đại diện Hiệp hội Mía đường cho biết, từ giữa tháng 3 trở lại đây, đã có hơn 20/40 nhà máy đường trong cả nước phải kết thúc sản xuất trước thời hạn niên vụ do hết nguyên liệu. Cục Chế biến thương mại nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết: Vụ  mía đường năm 2008-2009 đã giảm cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng mía chỉ đạt khoảng 270.600ha, giảm 36.000ha so với vụ trước; năng suất mía bình quân chỉ còn 50 tấn/ha, giảm 7,6%; tổng sản lượng mía được 13,5 triệu tấn, giảm 18,6%. Trong đó sản lượng ở miền Bắc giảm nhiều nhất, khoảng 30%, miền Trung và Tây Nguyên khoảng 15% và miền Nam gần 10%.

 

Nguyên nhân chủ yếu là do giá phân bón tăng quá cao, u rê tăng 4 lần, lân tăng 3 lần; ka li tăng 10 lần so với năm 2000, trong khi đó giá đường và giá mía tăng không đáng kể, nên hiệu quả trồng mía thấp, một số nơi nông dân chuyển đổi sang các cây trồng khác. Đầu năm 2008, khu vực miền Bắc thời tiết khắc nghiệt, rét đậm, rét hại kéo dài làm mía sinh trưởng kém, một số nơi còn bị sâu bệnh, đặc biệt là bệnh chồi cỏ ở vùng nguyên liệu của Nhà máy Đường Nghệ An - Tate and Line.

 

Doanh nghiệp và nông dân chưa "bắt tay" chặt chẽ

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Phan Huy Thông cho rằng, năng lực cạnh tranh của ngành đường Việt Nam không cao. Điều này xuất phát từ việc nghiên cứu giống và chính sách cho người trồng mía. Từ trước đến nay, chính sách cho người trồng mía do doanh nghiệp (DN) tự làm với dân, nhưng chỉ một số DN làm được. Hiện nông dân trồng mía và các nhà máy đường chưa bắt tay bền chặt. Năm 2008 giá sắn và ngô lên cao, người dân bỏ trồng mía làm diện tích giảm xuống còn 3.700ha. Tới nay hầu hết các nhà máy đường vẫn chưa có phương án đầu tư thỏa đáng xây dựng vùng trồng mía nguyên liệu. Quan hệ giữa nhà máy và nông dân vẫn thường xuyên xảy ra "sự cố": Nhà máy "kêu" nông dân vi phạm hợp đồng, nông dân "tố" nhà máy đánh trữ đường thấp... Thường xuyên xảy ra hiện tượng nhà máy không mua hết mía cho nông dân, rồi lại dẫn đến tranh mua khi sản xuất vào giai đoạn cao điểm, khiến ngành mía - đường vẫn còn "xoay tít" trong vòng luẩn quẩn.

 

Hóa giải khó khăn bằng cách nào?


Lâu nay chúng ta mới chỉ đầu tư, cải tạo hệ thống thủy lợi cho cây lúa, thủy sản, còn hệ thống tưới tiêu cho cấy mía hầu như không có. Có 3 yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề nguyên liệu cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành mía đường: Giống - thủy lợi - cơ giới hóa. Mới đây, Bộ NN&PTNT đã đưa vào thử nghiệm một số giống mía mới cho năng suất cao. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là phải đi tắt đón đầu, vừa thử nghiệm các giống mía mới trong nước, vừa đẩy mạnh nhập khẩu các giống mới để trong 1-2 niên vụ tới đạt được mục tiêu thay thế 70-80% diện tích bằng giống năng suất cao. Mặt khác, do các vùng trồng mía nhiều năm không được đầu tư cơ giới hóa để cày lật, cải tạo đất khiến độ phì nhiêu giảm, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất (hiện nay chỉ bằng 50% năng suất của các nước trên thế giới). Nếu giải quyết đồng bộ các yếu tố trên, dù trong các niên vụ tới diện tích trồng mía có giảm thì sản lượng của ngành mía đường vẫn sẽ bảo đảm.

 

Đại diện các DN và các đơn vị liên quan nhất trí cho rằng, để tạo được bước đột phá cho ngành mía đường, cần tập trung chỉ đạo quyết liệt việc đầu tư áp dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất và chất lượng mía. Phải xác định đây là giải pháp cơ bản để bảo đảm cho các nhà máy đủ nguyên liệu và nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh của ngành mía đường; tiến tới thành lập Ban chỉ đạo phát triển mía nguyên liệu theo Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xã hội hóa việc nhân và sản xuất mía giống. Tổ chức việc mua mía theo trữ đường, thực hiện nghiêm túc giá mua mía, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà máy và nông dân… Đại diện Bộ NN&PTNT cho rằng: Ngay từ bây giờ các nhà máy phải ngồi lại với nhau quy hoạch, đầu tư vùng nguyên liệu, tính toán xem với công suất và diện tích hiện có là thừa hay thiếu. Các nhà máy phải xây dựng vùng nguyên liệu cho riêng mình, chấm dứt ngay tình trạng tranh giành nguyên liệu diễn ra nhiều năm để sản xuất lâu dài.

 

Quỳnh Dung - Bạch Thanh

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • IMF: xây dựng và tiêu thụ nội địa ở Việt Nam đang tăng
  • Hoa Kỳ sửa đổi luật: Hàng Việt vào Hoa Kỳ sẽ khó hơn
  • Dự báo xuất khẩu của Việt Nam giảm 12% trong năm 2009
  • Cách thức ứng phó làm giảm sức ép cạnh tranh
  • Giá phân bón sẽ còn giảm?
  • Venezuela dùng đèn tiết kiệm điện Việt Nam
  • Giá tivi màn hình phẳng năm 2009 sẽ giảm
  • Phương hướng xuất khẩu vào thị trường EU giai đoạn 2009-2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo